CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO VÀ KỸ NĂNG GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
Cập nhật : 9:15 - 28/05/2021

 

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong suốt chiều dài lịch sử, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc ở nước ta có ý nghĩa rất quan trọng và luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước.

Trong xu thế hiện nay, vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc đã và đang được quan tâm với nhiều nội dung cần được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, trong đó có vấn đề xóa đói giảm nghèo. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội miền núi, vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, có thể nói, vùng đặc biệt khó khăn ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là nơi đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống. Trong số hơn 10 triệu người nghèo nhất cả nước hiện nay ở nước ta, hầu hết tập trung vào nhóm cư dân nông thôn miền núi và đồng bào các dân tộc thiểu số. Vì vậy, chương trình xóa đói giảm nghèo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước, là sự nghiệp của toàn dân và phải được thực hiện song hành cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Với vai trò của mình, người đại biểu Quốc hội nói riêng và đại biểu dân cử nói chung luôn cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước một cách bền vững và có hiệu quả.

Nhận thức được điều này, Tập san Chính sách xóa đói, giảm nghèo và kỹ năng giám sát việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số được tiến hành biên soạn nhằm mục đích giới thiệu tới các vị đại biểu dân cử những vấn đề cơ bản, thực tiễn nhất về tình hình đói nghèo của vùng dân tộc thiểu số cùng với những đánh giá, nhận định cũng như kiến nghị về việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Tài liệu cũng đồng thời cung cấp cho các đại biểu một số kỹ năng cơ bản khi thực hiện các hoạt động giám sát chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số.

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử xin trân trọng giới thiệu tới các đại biểu làm tài liệu tham khảo, xin tải tài liệu tại đây.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK