Tập san "Đại biểu Quốc hội với việc bảo tồn các loài động vật hoang dã tại Việt Nam"
Cập nhật : 14:53 - 23/04/2024


Việt Nam được ghi nhận làquốc gia có tính đa dạng sinh học cao với khoảng 7.500 loài chủng vi sinh vật;20.000 loài thực vật bậc cao trên cạn và dưới nước; 10.500 loài động vật trên cạn;1.000 loài cá nước ngọt; dưới biển có trên 7.000 loài động vật không xương sống,khoảng 2.500 loài cá và xấp xỉ 50 loài rắn biển, rùa biển và thú biển.

Tuy nhiên, những năm gầnđây do nhu cầu ngày càng tăng về sử dụng động vật hoang dã và các sản phẩm từ độngvật hoang dã dẫn đến tình trạng săn bắt, khai thác, buôn bán động vật hoang dãngày càng nhiều. Bên cạnh đó, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ảnh hưởnglớn tới các loài động vật hoang dã và sự cân bằng sinh học. Điều này dẫn đếnnguy cơ tuyệt chủng nhiều loài động vật hoang dã gây suy giảm nghiêm trọng vềđa dạng sinh học, ảnh hưởng đến hệ sinh thái bền vững.

Đại biểu Quốc hội thamgia vào hoạt động lập pháp, xây dựng khuôn khổ pháp lý thúc đẩy hoạt động bảo vệđộng vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nói riêng, bảo tồn đa dạng sinh học nóichung; thực hiện các hoạt động giám sát đảm bảo thực thi pháp luật về bảo tồn độngvật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Nhằm hỗ trợ đại biểu Quốchội thực hiện vai trò, nhiệm vụ này, Tập san là tài liệu bồi dưỡng cung cấpthêm thông tin và kỹ năng về lập pháp, giám sát trong lĩnh vực bảo tồn động vậthoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Tập san có các phần chínhnhư sau:

Phần 1: Tổng quan về độngvật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và công tác bảo tồn ở Việt Nam.

Phần 2: Đại biểu Quốc hộivới việc bảo tồn động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

Ban Công tác đại biểucùng với sự hỗ trợ của Dự án Bảo vệ Động vật hoang dã Nguy cấp do Cơ quan Pháttriển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ chủ trì biên soạn Tập san. Với tính chấtlà ấn phẩm phục vụ hoạt động bồi dưỡng, hy vọng Tập san sẽ giúp các đại biểu Quốchội có thêm thông tin tham khảo về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếmđể sử dụng trong hoạt động của mình ở Quốc hội. Tập san cũng là tài liệu thamkhảo hữu ích đối với các cán bộ đang công tác tại các cơ quan Quốc Hội, các Bộ,Ban, Ngành và những người quan tâm về lĩnh vực này. Tập san sẽ được phát tặngmiễn phí tới các Đại biểu Quốc Hội, các cán bộ đang công tác tại cơ quan Quốc Hộivà các cán bộ đang công tác tại Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố. Chúngtôi mong nhận được ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện các ấn phẩm sau này.

Để đọc hoặc tải Tập san bảnđiện tử, vui lòng truy cập link sau:

https://drive.google.com/file/d/1N6CEoUCZw98T2PXuUnrnV6aEpGAsuddV/view?usp=sharing

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK