19/04/2024 08:32 CH
Tên tài liệu: Vai trò của Hội đồng nhân dân đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới
Nội dung toàn văn: Download
Tác giả/Người trình bày: TTBD
Nguồn tài liệu: TTBD
Đối tượng bồi dưỡng:
Nhóm tài liệu: Các vấn đề xã hội
Mô tả: Tập san bồi dưỡng
Nội dung tóm tắt:

  Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”. Ngày 5 tháng 8 năm 2008, Nghị quyết số 26 – NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa X về chính sách Tam nông cũng đã xác định: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.” Cũng trong năm 2008, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết 24/2008/NQ-CP về Chương trình hành động nhằm thực hiện Nghị quyết 26, trong đó có đề ra các nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Để cụ thể hóa các nhiệm vụ này, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định 491/QĐ-TTg về Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới – áp dụng cho cấp xã, đề ra 5 nhóm với 19 tiêu chí cụ thể hóa các định tính của Nông thôn mới Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020, bao gồm các tiêu chí về quy hoạch, hạ tầng kinh tế - xã hội, về tổ chức sản xuất và hệ thống chính trị, v.v… Tiếp sau đó, ngày 04 tháng 6 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 800/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020. Theo đó, chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai nhằm mục đích chính là: Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Những văn bản này đã tạo nên một cơ sở pháp lý vững chắc cũng như những mục tiêu, kế hoạch mang tính chiến lược, cụ thể cho công cuộc xây dựng nông thôn mới. Mặt khác, để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, Thủ tướng Chính phủ đã phát động hai cuộc vận động lớn đó là “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, và “toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông thôn mới”. Nhờ đó, xây dựng nông thôn mới đang được triển khai tích cực ở hầu hết các đơn vị cấp xã trong cả nước và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đóng góp vào những thành quả đó có vai trò hết sức quan trọng của HĐND các cấp, nhất là trong công tác thể chế hóa các văn bản về chương trình nông thôn mới cũng như trong công tác giám sát triển khai thực hiện chương trình này.

Nhận thức được những điều đó, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử đã biên soạn tập san Vai trò của Hội đồng nhân dân đối với Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới gửi tới các quý vị đại biểu để làm tài liệu tham khảo. Chúng tôi hy vọng những thông tin cơ bản trong tập san về Chương trình xây dựng nông thôn mới và vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện Chương trình có thể hỗ trợ một cách hiệu quả nhất cho các đại biểu trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới ở địa phương.

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử xin trân trọng giới thiệu.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK