19/04/2024 01:59 CH
Tên tài liệu: TÁC ĐỘNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (BĐKH) CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP - PTNT
Nội dung toàn văn: Download
Tác giả/Người trình bày: PGS.TS. ĐINH VŨ THANH
Nguồn tài liệu: Hội nghị Đại biểu dân cử với vấn đề biến đổi khí hậu
Đối tượng bồi dưỡng: - Đại biểu quốc hội
- Đại biểu hội đồng nhân dân
- Cán bộ văn phòng
Nhóm tài liệu: Truyền thông - báo chí
Mô tả: Tài liệu Hội nghị
Nội dung tóm tắt:

Biến đổi khí hậu được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra hết sức phức tạp và tác động đến nhiều ngành, lĩnh vực, vùng miền và cộng đồng dân cư. Việt Nam được coi là một trong các quốc gia sẽ bị tác động mạnh do biến đổi khí hậu. Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn có liên quan tới cuộc sống của khoảng 70% số dân của cả nước, trong đó chủ yếu là người nghèo - đối tượng chịu ảnh hưởng của BĐKH nhiều nhất.

Nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội. Để phát triển bền vững trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, vấn đề đặt ra là cần có các phân tích, hiểu biết về biến đổi khí hậu; những ảnh hưởng và các giải pháp nhằm giảm thiểu và thích ứng với các tác động tiêu cực do BĐKH gây ra.

Tổn thất do thiên tai của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam từ năm 1991đến năm 2009 đã lên tới khoảng 2,7 tỷ USD. Theo báo cáo tổng hợp công tác chỉ đạo ứng phó với bão số 8 ngày 31/10/2012 của Ban Chỉ đạo PCLB TW, tổng thiệt hại do bão số 8 gây ra đối với ngành nông nghiệp ước tính trên 7.000 tỷ đồng (gồm cả thủy sản), trong đó 26.581 ha lúa mùa, 67.290 ha cây vụ Đông,  11.870 ha nuôi ngao, tôm, cua bị thiệt hại, 551.319 con gia súc, gia cầm bị chết. Theo kịch bản BĐKH được Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật năm 2011, nếu mực nước biển dâng 1m, sẽ có khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, và trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung có nguy cơ bị ngập.

Tác động của BĐKH đối với ngành nông nghiệp và PTNT là nghiêm trọng và cũng là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo. BĐKH tác động không giống nhau đến các lĩnh vực trong nông nghiệp như: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi, hạ tầng nông thôn…

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK