Đoàn Công tác của Ban Công tác đại biểu thăm và làm việc tại Cộng hòa Ả Rập Ai Cập
Cập nhật : 17:33 - 29/10/2024

Thực hiện chươngtrình hoạt động đối ngoại của Quốc hội năm 2024, được sự đồng ý của lãnh đạo Quốchội, Đoàn công tác của Ban Công tác đại biểu do Phó trưởng Ban Thường trực BanCông tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh làm Trưởng đoàn vừa có chuyến thăm và làm việctại Cộng hòa Ả Rập Ai Cập từ ngày 08/10-12/10.


Thamgia Đoàn công tác có: Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên; Phó TrưởngBan Dân nguyện Hoàng Anh Công; Đại biểu Quốc hội, Bí thư Huyện ủy Hoài Đức,thành phố Hà Nội Nguyễn Trúc Anh; cùng lãnh đạo, chuyên viên Trung tâm Bồi dưỡngđại biểu dân cử và Vụ Công tác đại biểu.


Đoàn công tác làm việc với Thượng viện Ai Cập.

TạiAi Cập, Đoàn đã có cuộc làm việc với Thượng viện Ai Cập, tiếp xúc và làm việc vớiPhó Trưởng Ban Hiến pháp và Lập pháp, Thượng nghị sỹ Mohamed Shawky El Anami;Phó trưởng Ban Đối ngoại, Thượng nghị sĩ Samaa Suleiman El Sayed và Thành viênBan Giáo dục, Nghiên cứu Khoa học, Truyền thông, Công nghệ thông tin, Thượngnghị sĩ Heba Mokrim Sharoubim; thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại AiCập.

Tại các buổi làm việc hai bên đều khẳng định, quan hệ Việt Nam – Ai Cập phát triển tốt đẹp, với bề dày lịch sử 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao[1]; trong hơn nửa thế kỷ qua quan hệ hợp tác giữa hai nước liên tục đượccủng cố và phát triển. hai nước Việt Nam và Ai Cập  đã đẩy mạnh tiếp xúc, trao đổi đoàn cấpcao, duy trì các cơ chế hợp tác song phương. Hai bên đang quyết tâm đẩymạnh và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực tiềm năng như kinh tế, văn hóa, giáo dục, du lịch, hạ tầng chiến lược, nhằm đóng góp cho sự phát triển bền vững và thịnh vượng chung của haiđất nước. Việt Nam mong muốn, hai bên đẩy mạnh hơn nữa traođổi đoàn các cấp, trên các kênh Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội, tăng cường sựtin cậy chính trị, tạo thuận lợi cho hợp tác song phương. Đề nghị hai nước tiếptục tăng cường phối hợp chặtchẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, tổ chức quốc tế như Liên Hợp quốc nhằm đóng góp cho hòabình, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hai bên tăng cường hợptác trong ứng phó với các thách thức toàn cầu, đặcbiệt là biến đổi khí hậu và an ninh lương thực.



Qua các cuộc làm việc phía bạn luôn khẳng định quyết tâmthúc đẩy quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, ưu tiên vàcam kết đẩy mạnh hợp tác phát triển với ViệtNam và khu vực, coi trọng vai trò của Việt Nam là nướcưu tiên trong thực thi chính sách phát triểnquan hệ với khu vực Đông Nam Á. Phía bạn thể hiện sự ngưỡng mộ quá trình đấu tranh giành độc lập, đánh đuổingoại xâm, cũng như những thành tựu của Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước.Hiện nay, cả hai nước đang đứng ở kỷ nguyên vàng của sự phát triển và hợp tác, đưa quan hệ hợp tác giữa Quốc hội hai nước đi vàochiều sâu, thực chất, hiệu quả, tăng cường sự tin cậy chính trị, chia sẻ nhiềuvấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm.

Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thườngtrực Ban Công tác đại biểu cảm ơn các Thượng nghị sỹ đã giành thời gian tiếp vàlàm việc với Đoàn, chia sẻ những kinh nghiệm quý trong hoạt động của Quốc hội. PhóTrưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu đã chuyển lời hỏi thăm của đồng chíTrần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đến ngài Chủ tịchThượng viện, Chủ tịch Hạ viện Ai Cập. Quốc hội Việt Nam mong muốn tăng cườngquan hệ hữu nghị, hợp tác với Nghị viện Ai Cập, mong hai nước sớm thành lập HộiNghị sỹ hữu nghị ở hai quốc gia. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh khẳng định hai nướccòn nhiều dư địa hợp tác, cần phải làm sâu sắc hơn nữa quan hệ bạn bè truyềnthống Việt Nam-Ai Cập trong thời gian tới như tăng cường trao đổi đoàn các cấp,các ngành, tăng cường giao lưu nhân dân, củng cố hợp tác hiệu quả giữa cơ quanlập pháp hai nước.

Trưởng đoàn công tác đánh giá cao Ai Cập là một trong số những nướcđứng đầu châu Phi về quy mô kinh tế và thu hút FDI, đạt 10 tỷ USD vào năm2023. Cảm ơn Ai Cập là nước Bắc Phi đầu tiên công nhận ViệtNam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ (11/2013). Kim ngạch songphương năm 2022 đạt gần 600 triệu USD, trongđó Việt Nam xuất khẩu khoảng 504 triệu USD chủ yếu là máy vi tính, sảnphẩm linh kiện điện tử, hải sản, nông sản, xơ, sợi dệt,… vànhập chủ yếu hóa chất, sản phẩm từ dầu mỏ, sữa, sợi... Năm 2023, kimngạch song phương giữa hai nước đạt 486,6 triệu USD trong đó Việt Nam xuất khẩusang Ai Cập 432 triệu USD. Tính đến hết năm 6/2024, Ai Cập có 22 dự án đăng ký đầu tư vào Việt Nam với tổng số vốn 2,87 triệu USD.


Đoàn công tác đi thăm và làm việc với ĐSQ Việt Nam tạiAi Cập.

Đến thăm và làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập, Đoàn đã đượcnghe Đại sứ Nguyễn Huy Dũng báo cáo tình hình Ai Cập, Mối quan hệ Việt Nam-Ai Cậphiện nay, tình hình bà con Việt kiều và lưu học sinh tại Ai Cập. Đồng chí NguyễnTuấn Anh đánh giá cao vai trò của Đại sứ quán Việt Nam và cá nhân Đại sứ NguyễnHuy Dũng đã hoàn thành tốt trọng trách là cầu nối thúc đẩy quan hệ Việt Nam vàAi Cập, là chỗ dựa tinh thần gắn kết cộng đồng người Việt Nam tại Ai Cập và cácnước lân cận.

Tiếptục chuyến công tác, đoàn sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Ma-rốc từngày 13/10-17/10/2024.


[1] Ngày 01/9/1963Ai Cập thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK