Hội nghị “Kỹ năng phân tích chính sách đối với một số chế định bảo đảm việc làm cho người lao động” tại Thừa Thiên Huế, từ ngày 03/10-04/10/2024
Cập nhật : 11:03 - 29/10/2024

Thực hiện Kế hoạch số98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021; Kế hoạch số 757 ngày 13/03/2024 về bồi dưỡng đạibiểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,ngày 03/10-04/10/2024 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Công tác đạibiểu tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tích chính sách đối với một số chếđịnh bảo đảm việc làm cho người lao động” cho các đại biểu dân cử đến từ 37 tỉnh,thành phố trên cả nước.

 

Tham dự hội nghị, về phíaBan Công tác đại biểu, có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban Thường trựcBan Công tác đại biểu; đồng chí Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đạibiểu dân cử; đồng chí Trịnh Ngọc Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểudân cử. Về phía tỉnh Thừa Thiên Huế, có đồng chí Nguyễn Quang Tuấn, Ủy viên thườngvụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; cùng dự có hơn 115đại biểu đến từ các Ủy ban của Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân 37 tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát biểu khai mạc Hộinghị, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết,Đảng đã kịp thời ban hành nhiều chủ trương, quan điểm chỉ đạo về lĩnh vực lao động,việc làm, trong đó nêu rõ “hoàn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ,liên thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấungành nghề” trước yêu cầu đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế,cạnh tranh về thị trường lao động khu vực và toàn cầu ngày càng gay gắt.


Phótrưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu khai mạchội nghị

Tiếp tục thực hiện quanđiểm chỉ đạo của Đảng về vấn đề lao động, việc làm và thất nghiệp, sau khi Bộluật Lao động được sửa đổi toàn diện năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hộithông qua năm 2024, Quốc hội tiếp tục đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháplệnh năm 2024 dự án Luật Việc làm (sửa đổi) nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luậtđể phát triển thị trường lao động lành mạnh, tạo việc làm bền vững và giải quyếtkịp thời, hiệu quả những vấn đề không mong muốn phát sinh trong lĩnh vực lao động,việc làm.

Do đó, Phó trưởng Ban Thườngtrực Ban Công tác đại biểu nhấn mạnh Hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tíchchính sách đối với một số chế định về việc làm cho người lao động” nhằm mụcđích hỗ trợ đại biểu Quốc hội có thêm kiến thức, kỹ năng để xem xét, thảo luậnvề dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Tám tới đây trên cơ sở phântích, đánh giá của các chuyên gia về pháp luật, lao động, việc làm, an sinh xãhội. Các đại biểu sẽ vận dụng kỹ năng phân tích chính sách để xem xét một số nộidung lớn trong dự thảo Luật Việc làm.


Toàncảnh Hội nghị bồi dưỡng

Hội nghị còn là diễn đànđể các đại biểu Quốc hội khóa trước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đại biểuđương nhiệm nhằm giúp đại biểu nắm bắt và biết cách vận dụng một số kỹ năng cơbản khi phân tích chính sách cụ thể cho từng lĩnh vực.


PhóChủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Quang Tuấn phátbiểu chào mừng Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị,thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hộiđồng nhân dân đã giới thiệu tổng quát về lịch sử trên 700 năm hình thành vàphát triển của Huế, là kinh đô xưa, là cố đô còn khá nguyên vẹn. Với 08 di sảnvật thể và phi vật thể của nhân loại được Unesco vinh danh, cùng với cảnh quanthiên nhiên phong phú và đa dạng như Núi Ngự - Sông Hương thơ mộng, Bạch Mãhùng vĩ, Lăng Cô vịnh đẹp, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai... đã tạo thành nét đặctrưng riêng của cố đô Huế, văn hoá Huế, con người Huế. Đồng chí Phó Chủ tịchThường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sau hơn 4 năm triểnkhai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộcTrung ương đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, bảo đảm điều kiện trìnhQuốc hội vào Kỳ họp thứ Tám tới.

Phó Chủ tịch Thường trực Hộiđồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Quang Tuấn cũng đánh giá Hội nghị sẽgiúp các đại biểu nghiên cứu, phân tích, trao đổi các quy định của pháp luậtliên quan đến bảo đảm việc làm cho người lao động nhằm hoàn thiện pháp luật.


TS.Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội thông tin về chuyên đề "Tổngquan về việc làm ở Việt Nam"

Ngay sau nội dung khai mạc,các đại biểu nghe TS. Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội trình bàychuyên đề "Tổng quan về việc làm ở Việt Nam".

Theo đó, tình hình lực lượnglao động đã quay trở lại theo xu hướng bình thường trong giai đoạn trước thời kỳdịch Covid-19; chính sách giải quyết việc làm 10 năm qua đã đạt được nhiềuthành tựu, kể cả trong giai đoạn nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng. ViệtNam luôn bảo đảm tỷ lệ dân số có việc làm thuộc nhóm cao trên thế giới; tỷ lệthất nghiệp duy trì ở mức thấp dưới 3%. Cùng với đó, việc hoàn thiện pháp luậtviệc làm là cần thiết để thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng về phát triểnthị trường lao động đồng bộ với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với các cam kết quốc tế, thúc đẩyphát triển thị trường lao động...


Cácđại biểu tham dự Hội nghị

Hội nghị sẽ nghe, thảo luậnvề 6 chuyên đề, gồm: Kỹ năng phân tích chính sách đối với các chế độ bảo hiểmthất nghiệp cho người lao động; một số lưu ý khi phân tích chính sách bảo hiểmthất nghiệp; kỹ năng phân tích chính sách hỗ trợ người lao động tìm việc làmthông qua phát triển kỹ năng nghề và tiếp cận dịch vụ việc làm; kỹ năng phântích chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động; phân tích chính sách hỗtrợ tạo việc làm cho thanh niên và người cao tuổi.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK