BAN CÔNG TÁC ĐẠI BIỂU LÀM VIỆC VỚI VIỆN NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP LÀO
Cập nhật : 17:51 - 20/02/2024
Chiều 12.1, tại trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với đoàn đại biểu Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lào do Phó Viện trưởng Say-ou Phoum Sa-ly làm Trưởng đoàn đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu dự và chủ trì cuộc làm việc.

Cùng dự có đồng chí Tạ Thị Yên, Phó Trưởng ban Ban Công tác đại biểu; đồng chí Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; cán bộ, chuyên viên của Trung tâm; cán bộ, chuyên viên Viện Nghiên cứu lập pháp Lào…


Quang cảnh cuộc làm việc

Vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Viện Nghiên cứu lập pháp Lào do Phó Viện trưởng Say-ou Phoum Sa-ly làm Trưởng đoàn tới thăm và làm việc với Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh khẳng định, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi, có mối quan hệ truyền thống và gắn bó lâu đời. Mối quan hệ đặc biệt ấy đã được hình thành qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, được các lãnh tụ vĩ đại của hai dân tộc đặt nền móng, vun đắp. Người dân hai nước coi nhau như anh em ruột thịt, thường xuyên chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
Tiếp nối mối quan hệ hữu nghị truyền thống đó, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu nhấn mạnh, Quốc hội hai nước nói chung và các cơ quan của hai nước nói riêng đã có nhiều hoạt động hợp tác hiệu quả. Trong đó, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lào đã có nhiều hoạt động hợp tác trong lĩnh vực bồi dưỡng đại biểu dân cử. Việc thường xuyên trao đổi, kết nối giữa hai bên đã góp phần trao đổi kinh nghiệm trong công tác, tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau.



Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu tại cuộc làm việc

Chia sẻ thông tin về các hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu cho biết, Ban Công tác đại biểu là cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập. Ban Công tác đại biểu có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác đại biểu, công tác tổ chức, cán bộ và thực hiện các chức năng khác theo phân công của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ban có hai đơn vị chuyên môn giúp việc là Vụ Công tác đại biểu và Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử. Trong đó, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử là đơn vị có chức năng nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Ban Công tác đại biểu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và trao đổi kinh nghiệm hoạt động của đại biểu dân cử.





Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử Nguyễn Thị Nga chia sẻ kinh nghiệm hoạt động bồi dưỡng

Trao đổi với Đoàn đại biểu Viện Nghiên cứu lập pháp Lào, đồng chí Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử cho biết, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu có chức năng nghiên cứu, tham mưu, phục vụ Ban Công tác đại biểu, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và trao đổi kinh nghiệm hoạt động của đại biểu dân cử. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử nghiên cứu, tham mưu xây dựng chính sách, kế hoạch, khung chương trình bồi dưỡng đại biểu Quốc hội cả nhiệm kỳ và kế hoạch bồi dưỡng hàng năm để Ban Công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, phê duyệt. Từ đầu nhiệm kỳ, Trung tâm đã tham mưu giúp Ban Công tác đại biểu trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các văn bản quan trọng liên quan đến công tác bồi dưỡng đại biểu dân cử.

Bên cạnh đó, Trung tâm cũng phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và các giảng viên trong công tác nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức các hình thức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo kế hoạch và khung chương trình bồi dưỡng đại biểu Quốc hội đã được phê duyệt. Hỗ trợ các hoạt động bồi dưỡng kỹ năng dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân các tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương và cán bộ, công chức phục vụ của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh/ thành phố…

Về hoạt động hợp tác bồi dưỡng giữa Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử và Trung tâm Tập huấn đại biểu Quốc hội Lào, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu dân cử cho biết, các hoạt động hợp tác bồi dưỡng dành cho đại biểu dân cử nước Bạn Lào được triển khai thực hiện từ năm 2012, dựa trên các Biên bản Thỏa thuận, Biên bản ghi nhớ giữa hai bên. Cho đến nay, do các hoạt động hợp tác bồi dưỡng giữa Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử và Trung tâm Tập huấn đại biểu Quốc hội Lào đều có quy mô nhỏ, đơn lẻ, thực hiện trong ngắn hạn.
Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về công tác tổ chức các hoạt động bồi dưỡng dân cử tại mỗi nước cũng như công tác xây dựng, biên soạn ấn phẩm phục vụ bồi dưỡng các đại biểu dân cử.



Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội CHDCND Lào Sayou Phoum Saly phát biểu tại cuộc làm việc

Cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình và trao đổi kỹ lưỡng của Ban Công tác đại biểu về các nội dung Đoàn công tác quan tâm, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lào Sayou Phoum Saly khẳng định, các thông tin được trao đổi tại cuộc làm việc đã cung cấp nhiều kinh nghiệm hữu ích để nâng cao hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử của Viện Nghiên cứu lập pháp Lào. Đồng thời, mong muốn trong thời gian tới, hai cơ quan sẽ hợp tác chặt chẽ, trao đổi thường xuyên hơn nữa, giúp Viện Nghiên cứu lập pháp Lào xây dựng đội ngũ báo cáo viên nguồn, biên soạn các ấn phẩm phục vụ công tác bồi dưỡng.



Viện Nghiên cứu lập pháp Lào trao quà lưu niệm cho Ban Công tác đại biểu 

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Lào khẳng định, các cán bộ, bộ phận liên quan của Viện nghiên cứu lập pháp Lào sẽ nghiên cứu, sớm gửi công văn trao đổi về kế hoạch hợp tác cụ thể với Ban Công tác đại biểu dân cử trong thời gian tới.



Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh khẳng định, trên tinh thần cởi mở, ấm tình hữu nghị, cuộc làm việc đã hoàn thành các mục tiêu đề ra, cung cấp cho các cơ quan nhiều thông tin hữu ích; mong muốn, hai cơ quan sẽ đẩy mạnh và thực hiện thường xuyên, hiệu quả hơn các hoạt động hợp tác bồi dưỡng.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK