Hội nghị “Kỹ năng phân tích chính sách đối với các chế định liên quan đến quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội”, tại Thừa Thiên Huế ngày 21-22/09/2023
Cập nhật : 15:44 - 13/10/2023

Triển khai Kế hoạch số 419/KH-UBTVQH15 ngày 24 tháng 2 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2023; thực hiện Nghị quyết số 716/NQ-UBTVQH15 ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số nội dung về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Quốc hội, ngày 21-22/09/2023 tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tích chính sách đối với các chế định liên quan đến quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội”.



Chủ trì hội nghị có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng chí Lê Trường Lưu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng dự hội nghị, có các đồng chí Nguyễn Thị Ái Vân - TUV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Thị Sửu - TUV, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh và các đồng chí đại diện lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu, Văn phòng Quốc hội; Thường trực HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các báo cáo viên, chuyên gia, viện nghiên cứu và các trường đại học,… 



Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, qua 6 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2016 cần được sửa đổi đáp ứng điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước như: Thời gian đóng bảo hiểm dài, diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp, chế tài đối với những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH chưa cao… Vì vậy việc nâng cao kỹ năng cho các Đại biểu Quốc hội trong việc xây dựng chính sách là cần thiết, qua đó đáp ứng vai trò của người đại biểu dân cử trong tình hình mới. Theo Chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2023 của Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp tháng 10/2023.



Phát biểu chào mừng hội nghị, đồng chí Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định: Với bề dày lịch sử hơn 700 năm hình thành và phát triển, Thừa Thiên Huế là địa phương hội tụ đủ nhiều tiềm năng, thế mạnh cho phát triển nhanh và bền vững. Là Cố đô còn nguyên vẹn nhất tại Việt Nam hiện nay, Huế tự hào là nơi gìn giữ một “gia tài” văn hoá tiêu biểu của Việt Nam và nhân loại với 07 di sản được UNESCO vinh danh, gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa của cả nước; có hệ thống nhà vườn, nhà rường phong phú, đa dạng,.. cùng với hệ thống đền đài, thành quách, chùa chiền, cung điện đã tạo nên nét đặc trưng riêng và là yếu tố nổi bật của đô thị Huế. Văn hoá Huế, con người Huế đang thực sự trở thành nguồn lực nội sinh, động lực đột phá cho sự phát triển của tỉnh.

Với những tiềm năng, lợi thế riêng có của Thừa Thiên Huế, ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết đã khẳng định “Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hoá Huế”. Sau hơn 3 năm triển khai Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Thừa Thiên Huế đã không ngừng nỗ lực, vươn lên, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, khá  toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, tạo thế và lực mới trong tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành “đô thị di sản” đặc sắc của khu vực và cả nước.

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng luôn được Đảng, Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm đó là chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt là trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước gặp nhiều khó khăn sau đại dịch; tỉnh đã ban hành nhiều chính sách để hỗ trợ người dân thông qua việc lồng ghép 3 chương trình mục tiêu quốc gia; hỗ trợ lãi suất người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài; hỗ trợ thẻ BHYT cho hộ nghèo, hộ cận nghèo… qua đó đã góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội tại địa phương.



Trong thời gian diễn ra Hội nghị, các đại biểu đã được các chuyên gia báo cáo, chia sẻ các nội dung như: tổng quan về quyền của người tham gia BHXH,  kỹ năng phân tích chính sách đối với quyền của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm tự nguyện và chế độ hưu trí. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tham gia bài tập thực hành nhằm nâng cao kỹ năng lập pháp và xây dựng chính sách.

Trước đó, hội nghị nghị bồi dưỡng kỹ năng phân tích chính sách đối với các chế định liên quan đến quyền của người tham gia BHXH đã được Ban Công tác Đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức tại TP Vũng Tàu với sự tham gia của 110 ĐBQH các tỉnh, thành phố.
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK