HỌP BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN “ĐỔI MỚI CƠ CẤU, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI”
Cập nhật : 10:35 - 16/08/2023

Sáng ngày 10/8, tại Nhà Quốc hội, Ban chỉ đạo Đề án “Đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội” tổ chức họp thành viên Ban chỉ đạo để góp ý dự thảo Đề án. 

Dự và chủ trì cuộc họp có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng ban Chỉ đạo Đề án; Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Đề án và các đồng chí trong Ban chỉ đạo cùng dự.


 
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Đề án “Đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội” rất quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định, trình độ học vấn, chuyên môn, chất lượng của đại biểu Quốc hội Khóa XV đã được nâng lên, nhưng cần tiếp tục nâng cao với mục tiêu đã tốt rồi cần tốt hơn nữa đáp ứng mong muốn của Đảng, Nhà nước, bởi Đề án không chỉ phục vụ cho nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV mà cho cả các khóa Quốc hội tiếp theo.


 
Thời gian qua, Ban chỉ đạo đã tổ chức các hội thảo, tọa đàm xin ý kiến chuyên gia, các cơ quan ở Trung ương, cơ quan của Quốc hội, đặc biệt là 63 Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố đóng góp ý kiến nội dung Đề án. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị thành viên Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc phát huy thế mạnh, dành thời gian nghiên cứu xây dựng nội dung cơ bản của Đề án, tổng hợp ý kiến góp ý và hoàn thiện Đề án đảm bảo chất lượng; bám sát mục đích yêu cầu, đúng trọng tâm, trọng điểm; chỉ đưa vào Đề án những vấn đề đã chín đã rõ, đã được kiểm nghiệm, chứng minh trong thực tiễn.

Trình bày Tờ trình Đề án “Đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội”, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đề án cho biết Đề án thực hiện theo Quyết định 2362-QĐ/ĐĐQH ngày 24/6/2021 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong đó Đảng đoàn Quốc hội giao Ban Công tác đại biểu chủ trì xây dựng Đề án “Tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách”; thực hiện Kế hoạch số 1392-KH/ĐĐQH15 ngày 10/02/2023 về triển khai thực hiện nhiệm vụ của Đảng đoàn Quốc hội được giao trong Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và Nghị quyết số 28-NQ/TW về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, trong đó Ban Công tác đại biểu được giao chủ trì xây dựng Đề án “Đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội”.


 
Đề án được xây dựng nhằm đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện Đề án. Bảo đảm thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của Hiến pháp và pháp luật; phù hợp với định hướng đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội; bảo đảm hiệu quả, khả thi. Đồng thời, kế thừa những thành tựu đổi mới trong hoạt động của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội, nhất là từ Quốc hội khóa XIII đến nay.

Nội dung của Đề án gồm 4 phần: khái quát về ĐBQH, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả hoạt động, cơ chế, tiêu chí đánh giá hoạt động của ĐBQH; thực trạng tiêu chuẩn, cơ cấu, chất lượng, hiệu quả hoạt động và cơ chế, tiêu chí đánh giá hoạt động của ĐBQH; giải pháp đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBQH và xây dựng cơ chế, tiêu chí đánh giá hoạt động của ĐBQH trong các nhiệm kỳ tiếp theo; tổ chức thực hiện. Về giải pháp đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBQH, dự thảo Đề án đưa ra các giải pháp: hoàn thiện cơ chế liên quan đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBQH; tăng cường trách nhiệm, hỗ trợ ĐBQH thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBQH; xây dựng cơ chế, tiêu chí đánh giá hoạt động của ĐBQH.


 
Thảo luận tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo cho rằng, dự thảo Đề án đã tập trung đánh giá thực trạng, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, vướng mắc, tồn tại, từ đó đề ra giải pháp đổi mới cơ cấu, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBQH. Nhiều ý kiến cho rằng, Tổ soạn thảo đã tập trung đúng hướng trong xác định các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBQH, nhất là tăng cường trách nhiệm, hỗ trợ ĐBQH thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ĐBQH…

Một số ý kiến nhấn mạnh, bên cạnh việc tăng cơ cấu ĐBQH theo hướng tăng số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách, điều quan trọng nhất để nâng cao chất lượng, hoạt động của ĐBQH là tăng cường các công cụ hỗ trợ đại biểu. Các công cụ hỗ trợ cần tập trung vào 5 vấn đề: cung cấp thông tin cho đại biểu; văn phòng giúp việc; bồi dưỡng kiến thức chuyên môn mang tính kỹ thuật chuyên ngành, chuyên sâu, nhất là trong các lĩnh vực pháp luật, tài chính - kinh tế cũng như kỹ năng hoạt động nghị trường cho đại biểu; có cơ chế thuê chuyên gia và các điều kiện bảo đảm…  

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK