Hội nghị "Kỹ năng phân tích chính sách đối với một số vấn đề liên quan đến xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước", Khánh Hòa, ngày 3-4/8/2023
Cập nhật : 10:46 - 09/08/2023

Trong 2 ngày 3 và 4-8, tại TP. Nha Trang, Ban Công tác Đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị “Kỹ năng phân tích chính sách đối với một số vấn đề liên quan đến xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước”.




Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu; đại diện lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Về phía lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, có các đồng chí: Hà Quốc Trị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; Lê Hữu Trí - Phó trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa; Phạm Thị Xuân Trang - Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa. Tham dự Hội nghị còn có gần 150 đại biểu là Đại biểu Quốc hội khóa XV và cán bộ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân của 41 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Công tác đại biểu khai mạc và chủ trì Hội nghị. Đồng chí Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa thay mặt lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa phát biểu chào mừng Hội nghị.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết: Việc sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước đã được xem xét lần một tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; sẽ được tiếp tục  đưa ra thảo luận và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào tháng 10/2023. Tại kỳ họp thứ 5, các đại biểu Quốc hội đã có nhiều ý kiến về các nội dung trong dự thảo Luật, nêu ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục xem xét, hoàn thiện. Luật Tài nguyên nước sửa đổi lần này khá toàn diện, liên quan đến nhiều luật, Nghị quyết, Điều ước quốc tế cần phải rà soát (48 luật, bộ luật, Nghị quyết, 02 Điều ước, 11 luật liên quan trực tiếp); nhiều chính sách lớn trong luật cần xem xét (Đảm bảo an ninh nguồn nước; Xã hội hóa nghành nước; Kinh tế tài nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên nước). Chính vì vậy, trong nội dung Hội nghị lần này, Ban Công tác đại biểu lựa chọn chuyên đề “Kỹ năng phân tích chính sách đối với một số vấn đề liên quan đến xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước”. Hội nghị nhằm giúp đại biểu Quốc hội áp dụng kiến thức và kỹ năng phân tích chính sách, kỹ năng lập pháp đối với các quy định về xã hội hóa ngành nước; một số nội dung liên quan trong lĩnh vực tài nguyên nước. 



Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Công tác đại biểu khẳng định, để tổ chức được hội nghị hôm nay, Ban Tổ chức, các Báo cáo viên đã phải chuẩn bị rất công phu, tỷ mỉ về nội dung cũng như các điều kiện đảm bảo. Thời gian Hội nghị diễn ra trong 02 ngày với rất nhiều nội dung quan trọng. Vì vậy, Ban Công tác đại biểu kính đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, các đại biểu tham dự Hội nghị tập trung, giành thời gian tham dự đầy đủ các nội dung của hội nghị, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 761/NQ-UBTVQH15, ngày 03/4/2023 về Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Quốc hội.
 
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Khánh Hòa nhấn mạnh: năm 2023 là năm tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển. Đây là một mốc son đầy tự hào, đánh dấu một chặng đường dài với biết bao thăng trầm lịch sử để có một Khánh Hòa phát triển mạnh mẽ như ngày nay. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa đã đề ra một số nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt phải hoàn thành một số quy hoạch quan trọng, như: Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; điều chỉnh Quy hoạch chung TP. Nha Trang đến năm 2040; điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung Đô thị mới Cam Lâm. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025 sẽ phủ kín quy hoạch phân khu xây dựng, phân khu đô thị trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Rất mừng là vào đúng dịp kỷ niệm 370 năm xây dựng và phát triển, một số quy hoạch của tỉnh đã được phê duyệt và công bố; mở ra cơ hội và tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa. 


 
Năm 2023, dù dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, sẽ tác động tới tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa, nhưng với đà tăng trưởng của năm 2022, bằng những nỗ lực, quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, của các doanh nghiệp và nhân dân, chính quyền và nhân dân tin tưởng sẽ đạt được những mục tiêu đề ra. Ngay từ đầu năm, tỉnh đã chỉ đạo tập trung tăng tốc hoàn thành công tác lập quy hoạch tỉnh để có cơ sở tập trung thu hút đầu tư. Từ khóa của năm 2023 là “Quy hoạch - Đầu tư” thể hiện nội hàm của nhiệm vụ chính trị mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh nhà, đó là phải kiên quyết thực hiện và phải thực hiện bằng được. Làm tốt hai khâu “quy hoạch và đầu tư” sẽ tạo nền tảng và tiền đề cho cả quá trình xây dựng và phát triển Khánh Hòa đến năm 2030 và xa hơn.


 
Tại hội nghị, các đại biểu được nghe các báo cáo viên là những chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trao đổi về các nội dung liên quan đến xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước. Cụ thể như: Tổng quan về xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước; Phân tích chính sách bảo vệ và phát triển nguồn nước theo phương thức xã hội hóa; Kỹ năng phân tích chính sách một số vấn đề liên quan đến tài chính về tài nguyên nước; Kỹ năng phân tích chính sách các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên dưới góc độ xã hội hóa …. Các đại biểu còn nghe một số ý kiến về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); một số khuyến nghị chung đối với Dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi) và chính sách xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước… Đồng thời, các đại biểu tham dự hội nghị sẽ được các Báo cáo viên tổ chức làm các bài tập thực hành theo các chuyên đề.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK