Hội nghị Kỹ năng phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tại Tuyên Quang, 25-27/4/2023
Cập nhật : 8:45 - 27/06/2023

Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 419/KH-UBTVQH15 ngày 24 tháng 2 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2023, và Nghị quyết số 716/NQ-UBTVQH15 ngày 03 tháng 04 năm 2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định một số nội dung về bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Quốc hội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” vào ngày 25-27/4/2023 tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Đây là hội nghị thứ 2 với cùng nội dung, được tổ chức dành cho các đại biểu khu vực phía Bắc và Trung Bộ.

Tham dự và khai mạc Hội nghị có đồng chí Tạ Thị Yên, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu; đồng chí Lê Thị Kim Dung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang và hơn 120 đại biểu là lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân của 26 tỉnh, thành phố trên cả nước.


 
Đất đai là tài sản công, tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Tại Hội nghị Trung ương 5 Khoá XIII, Ban Chấp hành Trung ương đã thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, trong đó đã định hướng cụ thể một số nội dung có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…

Thu hồi đất là vấn đề pháp lý quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những chủ thể có đất bị thu hồi, họ không chỉ bị mất quyền sử dụng đất mà còn phải di dời chỗ ở, thay đổi địa điểm kinh doanh ... Do đó, yêu cầu đặt ra là chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất vừa phải đảm bảo tính thực tiễn, vừa phải có tính khoa học để quyền lợi của người sử dụng đất được đảm bảo. 



Sau hơn 8 năm thực hiện, các quy định về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất đai năm 2013 dần xuất hiện những bất cập, không đảm bảo quyền lợi của các chủ thể có liên quan, chẳng hạn như giá đất làm căn cứ tính tiền bồi thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường, vấn đề tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chưa được quan tâm đúng mức... Vì những hạn chế trên mà cần thiết phải xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, hướng đến việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có đất bị thu hồi. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang được Chính phủ xây dựng đã có những điểm mới về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất so với Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2018). Điển hình là các quy định về vấn đề này đã được Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tách thành một chương riêng trong hệ thống các quy định pháp luật đất đai, cụ thể là Chương VII của Dự thảo. Ngoài ra, cũng có sự khác biệt cơ bản trong quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất, các điều kiện để được bồi thường... 

Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề vô cùng quan trọng trong chế định thu hồi đất, vì vậy, cần phải nhận được sự quan tâm nhiều hơn nữa từ các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Việc sửa đổi các quy định pháp luật liên quan đến chính sách này là vấn đề vô cùng cấp bách, góp phần thúc đẩy các dự án được thực hiện một cách nhanh chóng trên thực tế, giảm thiểu tình trạng khiếu nại, khiếu kiện từ người dân khi họ cảm thấy họ không được bồi thường thỏa đáng.

Hội nghị “Kỹ năng phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư” được Ban Công tác đại biểu tổ chức với mục đích nhằm giới thiệu cho các đại biểu dân cử một số nội dung cụ thể về kỹ năng phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất. Ngoài ra, hội nghị còn là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội khóa trước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đại biểu đương nhiệm, giúp đại biểu nắm bắt và biết cách vận dụng kỹ năng phân tích chính sách trong lĩnh vực cụ thể nói trên.




Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang Lê Thị Kim Dung khẳng định: Những năm qua, tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực đất đai nói chung và chính sách đối với các quy định liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất nói riêng. Tỉnh Tuyên Quang luôn xác định cần nâng cao hiệu quả thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Việc Ban công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị này nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng cho các đại biểu về phân tích chính sách đối với lĩnh vực này. Đây cũng là cơ hội để tỉnh Tuyên Quang được học hỏi kinh nghiệm của các báo cáo viên, các cơ quan nghiên cứu của Trung ương, các tỉnh, thành phố để vận dụng vào thực tiễn, tổ chức thực hiện tốt hơn trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.


TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK