Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng dự Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân
Cập nhật : 10:02 - 22/02/2023

Sángnay, 21.2, Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác Hội đồng Nhân dân (HĐND) cáctỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2022 và triển khai kế hoạch công tácnăm 2023 đã khai mạc tại tỉnh Quảng Ninh. Đây là Hội nghị có quy mô lớn nhất vềcông tác HĐND do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức với sự tham dự của hơn 320đại biểu Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hộiVương Đình Huệ và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởngdự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

 

Thamdự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội TrầnThanh Mẫn và các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần LưuQuang; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; các Ủyviên Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương.

Cùngdự có đại diện Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngànhở Trung ương và tỉnh Quảng Ninh, các Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Thường trực HĐNDcác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

 

Khắc phục tồn tại, hạn chế, nhân rộng môhình hay, cách làm mới và những bài học quý

Phátbiểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhiệtliệt chào mừng các đại biểu tham dự Hội nghị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổchức tại tỉnh Quảng Ninh - một trong những địa phương đi đầu của cả nước trongviệc thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, nơi có thành phố Hạ Long cảnh trínon nước độc nhất vô nhị.

PhóChủ tịch Thường trực Quốc hội nêu rõ, Hội nghị nhằm đánh giá kết quả hoạt động,đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quảhoạt động của HĐND trong giai đoạn tới; đồng thời tăng cường sự phối hợp vàtrách nhiệm trong công tác giám sát, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hộiđối với Hội đồng nhân dân.

Đâylà hội nghị lần thứ hai Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức trong nhiệm kỳ2021-2026. Khác với lần thứ nhất, việc tổng kết được Ủy ban Thường vụ Quốc hộitổ chức 3 Hội nghị ở 3 vùng miền: khu vực phía Bắc - khu vực Miền Trung, TâyNguyên và khu vực phía Nam, nhưng Hội nghị hôm nay có sự tham dự đầy đủ củaThường trực HĐND 63 tỉnh, thành phố của cả nước.

Ràlại 8 nội dung cần thực hiện trong năm 2022 mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệđã phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai kếhoạch năm 2022 của HĐND các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, Phó Chủ tịchThường trực Quốc hội nêu rõ, chúng ta vui mừng nhận thấy, năm 2022, HĐND đã cónhiều cố gắng, nỗ lực, đổi mới sáng tạo trong việc tổ chức thực hiện các nhiệmvụ theo luật định và đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn ở từng địa phương; bámsát các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, cụthể hóa thành các Nghị quyết, cơ chế, chính sách, biện pháp thiết thực, khảthi, thống nhất, đồng bộ, đóng góp quan trọng vào kết quả thực hiện các mụctiêu, nhiệm vụ của từng địa phương cũng như cả nước trong năm 2022.

"Đặcbiệt, phương thức tổ chức hoạt động giám sát của HĐND cấp tỉnh có sự chuyểnbiến rõ rệt, nhất là sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số594 ngày 12.9.2022 về hướng dẫn hoạt động giám sát của HĐND, đã thống nhất,chuẩn hóa hoạt động giám sát, khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong giámsát của HĐND; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giámsát của HĐND. Kết quả các hoạt động của HĐND ngày càng khẳng định vai trò là cơquan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyềnlàm chủ của Nhân dân ở địa phương", Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hộikhẳng định.

Năm2023, là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Dự báotình hình thế giới còn diễn biến phức tạp, khó lường; đất nước ta tiếp tục phảiđối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; những yếu tố bất cập, hạn chế từ nộitại nền kinh tế chưa được xử lý căn bản, ngày càng bộc lộ rõ hơn trong hoàncảnh khó khăn.

Trongbối cảnh đó, hoạt động của HĐND cũng còn một số tồn tại hạn chế về chất lượngkỳ họp, hoạt động của Thường trực HĐND, các Ban, các Tổ đại biểu HĐND và đạibiểu HĐND có lúc, có nơi còn bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu và kỳ vọng của cửtri và Nhân dân.

Vìvậy, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị các đại biểu tham dự Hội nghịtập trung thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm cao, trên tinh thần xâydựng, khách quan; đánh giá những kết quả nổi bật, nêu những mô hình hay, cáchlàm mới và những bài học quý, cũng như những tồn tại, hạn chế và đề xuất kiếnnghị sao cho thiết thực, góp phần tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệulực, hiệu quả hoạt động của HĐND trong năm 2023 và nhiệm kỳ 2021 - 2026.

HĐND đã và đang thể hiện là một thiếtchế cực kỳ quan trọng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Phátbiểu chào mừng tại Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng NinhNguyễn Xuân Ký cho biết, những năm qua, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều đổimới tổ chức và hoạt động nhằm hiện thực hóa thể chế dân chủ, trở thành một cấuphần quan trọng bậc nhất của quản trị địa phương, nhất là trên các phương diệnđại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, quyết định những vấn đề mangtính địa phương, giám sát quyền lực nhà nước tại địa phương.

Trongđiều kiện một tỉnh cơ cấu xã hội biến đổi rất nhanh, nhất là gia tăng tầng lớptrung lưu, HĐND tỉnh Quảng Ninh đã luôn thể hiện được tiếng nói đa dạng của cáctầng lớp nhân dân và bản chất Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Việc quyếtđịnh các vấn đề của địa phương ngày càng thể hiện rõ trách nhiệm cao hơn, khóhơn trong điều kiện mâu thuẫn này được giải quyết thì mâu thuẫn mới lại xuấthiện, nhiều khi phức tạp hơn, khó giải quyết hơn; cái mới nảy sinh hằng ngày,hằng giờ. Nhiệm vụ giám sát được tăng cường cùng với nhịp độ thúc đẩy, nâng caohiệu quả quản lý nhà nước, phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêucực. Tiếp xúc cử tri, giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dânđặt ra ngày càng thực chất hơn, trách nhiệm cao hơn gắn với thực hành dân chủrộng rãi, thúc đẩy dân vận chính quyền, hướng mạnh về cơ sở…

Bíthư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh cũng chia sẻ, đô thị hóa diễn ranhanh chóng cũng đặt ra nhiều yêu cầu rất mới về quản trị địa phương khu vực đôthị gắn với đổi mới tư duy, nếp nghĩ, cách làm của hệ thống chính trị địaphương mà ở đó HĐND là một thiết chế cực kỳ quan trọng, phải tham dự tích cựcvào các vấn đề hệ trọng, nhất là giữa bảo đảm tính thống nhất quản lý nhà nướcvới phân cấp, phân quyền, ủy quyền, giữa phát huy vai trò của người đứng đầu tổchức Đảng với người đứng đầu Hội đồng nhân dân khi một người đồng thời đảmnhiệm; giữa siết chặt kỷ cương, kỷ luật với khuyến khích bảo vệ cán bộ dámnghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

 “Rõ ràng, HĐND đã và đang thể hiện ngày càngrõ là một thiết chế cực kỳ quan trọng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,là một bộ phận cấu thành của nền quản trị địa phương hiện đại, dân chủ, năngđộng, hiệu quả, chuyên nghiệp, minh bạch, lấy người dân làm trung tâm. Nhiềunăm liền, Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về các Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh(PCI); Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân,tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS), Chỉ số hiệuquả quản trị và hành chính công (PAPI), trong đó có vai trò rất quan trọng củahội đồng nhân dân các cấp”, ông Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh.

Mặcdù Quảng Ninh đã đạt được những kết quả quan trọng, song trên hành trình tiếptục hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra đến năm 2030 trở thành tỉnh kiểu mẫugiàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trong những trung tâm phát triển năngđộng, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ củaVùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước đòi hỏi phải nỗ lực, phấn đấu lớnhơn. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh nêu rõ, Hội nghị hôm naychính là dịp rất tốt để Quảng Ninh được lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm củacác tỉnh, thành bạn, tiếp thu những ý kiến chỉ đạo quý báu từ các đồng chí Lãnhđạo Đảng, Nhà nước, từ đó có những quyết sách đúng đắn và giữ đà phát triểntrong thời gian tới.

 Theo Báo Đại biểu nhân dân

Một số hình ảnh tại Hội nghị:



 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK