Hội nghị bồi dưỡng “Báo cáo viên nguồn bồi dưỡng đại biểu dân cử sử dụng ngân sách nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội” tại Đà Lạt, từ ngày 22-23/11/2022
Cập nhật : 16:47 - 12/12/2022

Thực hiện Kế hoạchsố 98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đạibiểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Kế hoạch hoạt động năm 2022, ngày22-23/11/2022, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Ban Công tác đại biểu thuộcỦy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị “Tập huấn báo cáo viên nguồn bồi dưỡngđại biểu dân cử sử dụng ngân sách nhà nước trong phát triển kinh tế – xã hội”.


Dựhội nghị có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đạibiểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng chí K’ Mak, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnhủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Nguyễn Thị Nga, Giámđốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu; Thường trựcHội đồng nhân dân, Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân một số địa phương;chuyên gia về ngân sách nhà nước….


Phátbiểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trựcBan Công tác đại biểu nhấn mạnh, để các hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử đạtđược kết quả cao thì vai trò của báo cáo viên trong việc chuyển tải nội dung bồidưỡng, thúc đẩy sự trao đổi là rất quan trọng. Nhận thức được điều này, hàng năm,Ban Công tác đại biểu đã quan tâm xây dựng và phát triển mạng lưới báo cáo viêngắn bó, tâm huyết, ổn định, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng đại biểu dân cử cả về sốlượng và chất lượng. Do vậy, việc tổ chức các hội nghị bồi dưỡng báo cáo viênnguồn sẽ hỗ trợ đội ngũ báo cáo viên xây dựng chuẩn phương pháp bồi dưỡng đạibiểu dân cử; quy trình bồi dưỡng đại biểu dân cử; cách thức tiếp cận, thiết kế,tổ chức và thực hiện chương trình bồi dưỡng. Đồng thời, việc tổ chức Hội nghị gópphần tìm kiếm, xây dựng và phát triển đội ngũ báo cáo viên nòng cốt để triểnkhai các chương trình bồi dưỡng đại biểu dân cử.


PhóTrưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu cũng cho biết, thực tế hiện nay,trong các nội dung bồi dưỡng thì sử dụng ngân sách nhà nước trong phát triểnkinh tế - xã hội là một trong những nội dung trọng tâm. Ngân sách nhà nước có vịtrí quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề tài chính, các cân đối vĩ mô củanền kinh tế, có ý nghĩa quốc gia với phạm vi tác động lớn và chủ yếu cho cácnhu cầu có tính chất toàn xã hội. Cơ quan dân cử và đại biểu dân cử có quyền hạn,nhiệm vụ xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổ ngân sách,giám sát thực hiện và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước. Đây là một lĩnhvực chuyên sâu, đại biểu gặp nhiều thách thức, khó khăn, rất cần được bồi dưỡngkiến thức, kỹ năng phù hợp. Và để đáp ứng nhu cầu, Ban Công tác đại biểu rất cầnsự tham gia của các báo cáo viên có kiến thức, nhiều kinh nghiệm thực tiễn  và phương pháp truyền đạt phù hợp trong lĩnh vựcnày.

TạiHội nghị, các đại biểu sẽ được tạo điều kiện tiếp nhận, trao đổi, thảo luận vềchu trình học và các nguyên tắc học của người đã trưởng thành, phương pháp bồidưỡng lấy học viên làm trung tâm, cách thức đánh giá nhu cầu bồi dưỡng, lựa chọncác phương pháp, kỹ thuật, kỹ năng thu hút sự tham gia trong bồi dưỡng đại biểudân cử, cách thức thiết kế bài giảng; cách thức xây dựng chuyên đề về Hội đồngnhân dân với ngân sách nhà nước; được nghe một số chuyên đề thiết thực do cácbáo cáo viên giàu kinh nghiệm chia sẻ, trao đổi như: Một số kiến thức cơ bảntrong tập huấn tích cực; Một số kỹ thuật và phương pháp cơ bản trong giảng dạytích cực; Cách thức điều hành lớp học, lập kế hoạch bài giảng; Cách thức xây dựngvà thực hiện chuyên đề về Hội đồng nhân dân với ngân sách Nhà nước… Bên cạnhđó, các đại biểu cũng được tham dự thực hiện một số bài tập thực hành, thiết kếvà thực hiện bài giảng với các nội dung liên quan đến thẩm quyền của Hội đồngnhân dân trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.


Kếtthúc tập huấn, lãnh đạo Ban Công tác đại biểu đánh giá cáo tinh thần trách nhiệmcủa từng đại biểu đã nghiêm túc tham dự đầy đủ, chia sẻ thẳng thắn, nêu caotinh thần phối hợp để giúp lớp tập huấn được tổ chức thành công. Lãnh đạo BanCông tác đại biểu hi vọng, sau hội nghị này, cùng với những kiến thức, kinhnghiệm sẵn có, các báo cáo viên sẽ áp dụng hiệu quả phương pháp, kỹ năng tập huấnphù hợp với đại biểu dân cử, thu hút sự tham gia của học viên, thiết kế bài giảng,lập kế hoạch và thực hiện các chuyên đề theo đúng phương pháp bồi dưỡng cho đạibiểu dân cử. Với những kiến thức về phương pháp bồi dưỡng, những kinh nghiệm từcác đồng nghiệp, những người tham gia hội nghị sẽ đóng vai trò then chốt trongcác hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử của Ban Công tác đại biểu trong thờigian tới.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK