Hội nghị bồi dưỡng Kỹ năng về Ngân sách nhà nước dành cho đại biểu dân cử tại Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 06-08/9/2022
Cập nhật : 13:18 - 03/11/2022

Thực hiện Kế hoạchsố 98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đạibiểu Quốc hội; Kế hoạch hoạt động năm 2022, ngày 06-08/9/2022, tại thành phốVũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốchội tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng về ngân sách Nhà nước dành cho đại biểudân cử”.


Đồngchí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Công tác đại biểu của Ủyban Thường vụ Quốc hội; đồng chí Lê Hoàng Hải, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnhBà Rịa - Vũng Tàu tham dự và đồng chủ trì Hội nghị.


Thamdự Hội nghị còn có các đại biểu Quốc hội; đại diện thường trực Hội đồng nhândân các tỉnh/thành phố; lãnh đạo, chuyên viên Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hộivà Hội đồng nhân dân 12 tỉnh và các chuyên gia, báo cáo viên về tham dự. 

Hộinghị được tổ chức nhằm cung cấp cho các đại biểu các phương pháp, kiến thức cơbản liên quan đến phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quảtrong chu trình ngân sách nhà nước; cung cấp một số kiến thức, kỹ năng cho đạibiểu Quốc hội thực hiện vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn trong quyết định, giám sátvề ngân sách Nhà nước của Quốc hội. Đây cũng là diễn đàn để các đại biểu có cơhội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểudân cử liên quan đến lĩnh vực ngân sách nhà nước.

Phátbiểu khai mạc Hội nghị, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu NguyễnTuấn Anh nêu rõ, với vị thế là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội cóquyền hạn, nhiệm vụ xem xét, quyết định dự toán ngân sách nhà nước, phân bổngân sách, giám sát thực hiện ngân sách nhà nước. Qua đó, Quốc hội có thể xemxét, đánh giá việc tuân thủ pháp luật về tài chính, ngân sách, tính hiệu quả,tính thực tiễn của các chủ trương, giải pháp, các chính sách tài chính trong đờisống kinh tế - xã hội. Đây là một lĩnh vực chuyên sâu, đại biểu gặp nhiều khó khăn,rất cần được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phù hợp.


Đểhội nghị bồi dưỡng đạt hiệu quả, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểuđề nghị các đại biểu đề cao trách nhiệm, tiếp thu, tích cực trao đổi với tinhthần cầu thị, nắm bắt các vấn đề thật chắc, thật kĩ. Qua đó, mỗi đại biểu có thểáp dụng những kiến thức, những hiểu biết đã được trao đổi, học hỏi vào thực tiễnhoạt động, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của người đại biểu nhân dân.

Ngânsách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thựchiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyếtđịnh để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngân sách nhànước đóng vai trò rất quan trọng đối với các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội.Ngân sách nhà nước và các đạo luật về ngân sách là công cụ giúp củng cố vai tròquản lý của nhà nước, các khoản thu ngân sách giúp nhà nước thực hiện chứcnăng, nhiệm vụ của mình, tăng cường uy tín và sức ảnh hưởng đối với quần chúngnhân dân. Ngân sách nhà nước được coi là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chínhquốc gia, kích thích sự phát triển của nền kinh tế thông qua các hoạt động nhưcung ứng vốn, lập các quỹ cho vay, các hoạt động trợ giá, đặc biệt là giúp điềutiết giá cả thị trường và kiểm soát tình trạng lạm phát. Nhờ có quỹ ngân sách,Nhà nước có thể thực hiện phân phối lại nguồn thu nhập cho các tầng lớp nhândân, xây dựng các công trình công cộng, thành lập các quỹ phúc lợi và nhiều hoạtđộng khác nhằm hỗ trợ các đối tượng khó khăn, các đối tượng chính sách…, vì mụctiêu an sinh xã hội, giảm bớt sự tiêu cực về phân hóa xã hội khi nền kinh tế thịtrường phát triển.


Báocáo viên tham gia chia sẻ tại hội nghị là các chuyên gia đầu ngành có nhiều kiếnthức trong lĩnh vực  tài chính ngân sáchvà là đại biểu có nhiều năm hoạt động ở nghị trường. Tại Hội nghị lần này cácchuyên gia đã chia sẻ, truyền đạt đến đại biểu các chuyên đề và thực hành về:

-Tổng quan ngân sách nhà nước;

-Một số kinh nghiệm xem xét dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước, giám sát vềngân sách nhà nước;

-Kỹ năng xem xét, quyết định dự toán ngân sách và đánh giá hiệu quả chấp hànhngân sách của đại biểu;

-Thực hành kỹ năng xem xét, quyết định dự toán ngân sách;

-Kỹ năng trong đánh giá việc chấp hành ngân sách;

-Thực hành kỹ năng đánh giá việc chấp hành ngân sách; Thông tin tham khảo vềkinh nghiệm nước ngoài...

Thôngqua các chuyên đề và bài tập thảo luận, thực hành, các đại biểu sẽ tăng cường mộtsố kỹ năng như: Nắm bắt những vấn đề cơ bản về quy trình ngân sách, các nguyêntắc, vai trò của Quốc hội trong quy trình ngân sách; xem xét dự toán ngân sáchnhà nước trên cơ sở về tính hiệu quả, công bằng, đúng pháp luật; đánh giá tínhhiệu quả, công bằng, minh bạch, đúng pháp luật trong chấp hành dự toán ngânsách nhà nước...

Tạihội nghị, các đại biểu đã phát huy tinh thần trách nhiệm, tham gia đầy đủ chươngtrình hội nghị, tham gia nghiên cứu, thực hành, phát biểu thảo luận, chia sẻkinh nghiệm của mình về công tác nghiên cứu ngân sách nhà nước, tạo ra khôngkhí sôi nổi, chất lượng và hiệu quả. Các đại biểu cũng đánh giá, nội dung vàphương pháp tổ chức Hội nghị rất bổ ích, phù hợp và cần thiết đối với việc nângcao kỹ năng hoạt động cho đại biểu dân cử, nhất là đối với đại biểu Quốc hội.Những kết quả thu được tại Hội nghị sẽ là hành trang cần thiết để đại biểu vậndụng một cách hiệu quả trong các buổi thảo luận tại Nghị trường về ngân sách Nhànước sắp tới.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK