Tin Phiên họp thứ Nhất Ban chỉ đạo Đề án “Tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách”
Cập nhật : 18:53 - 12/10/2022

Chiều 30/8, tạinhà Quốc hội, Uỷ viên Bộ chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội TrầnThanh Mẫn, Trưởng Ban chỉ đạo đã chủ trì phiên họp đầu tiên của Ban chỉ đạo Đềán “Tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội,nhất là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách” để cho ý kiến đối với hồ sơvà nội dung Đề án. Tham dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đạibiểu Nguyễn Thị Thanh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Đề án.



Phát biểu tạiphiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, hơn 76 năm,với 14 nhiệm kỳ hoạt động và hiện tại đang là nhiệm kỳ thứ XV; Quốc hội đã luônkhông ngừng đổi mới để phát huy vai trò, vị trí là cơ quan quyền lực nhà nướccao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân, thực hiện có hiệu quả chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật về lập pháp,giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng đất nước. Từ đó đóng gópto lớn và quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đấtnước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phó Chủ tịch Thườngtrực Quốc hội nhấn mạnh, xoay quanh hoạt động của Quốc hội, để bảo đảm kết quảhoạt động của Quốc hội có sự kế thừa, đổi mới và vượt bậc qua mỗi kỳ, hơn baogiờ hết, mỗi đại biểu Quốc hội được coi là trung tâm; trong đó đại biểu Quốc hộichuyên trách là hạt nhân trung tâm. Do đó chất lượng, năng lực hoạt động của đạibiểu Quốc hội chính là thước đo quan trọng làm nên thành tựu, dấu ấn của Quốc hộiqua mỗi nhiệm kỳ.


Yêu cầu, mục tiêu,nhiệm vụ hoàn thiện về tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hộinói chung, chất lượng hoạt động của đại biểu Quốc hội nói riêng luôn xuyên suốt,nhất quán trong quan điểm, chủ trương của Đảng, được khẳng định tại các nghịquyết, văn kiện của Đảng qua các khóa; đồng thời là yêu cầu, nhiệm vụ trong xâydựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN. Trên cơ sở đó, Chương trình hành độngcủa Đảng đoàn Quốc hội thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXIII đã đề ra 107 nhiệm vụ, đề án trong đó có Đề án về “Tăng cường chất lượng,nâng cao năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hội hoạtđộng chuyên trách”.

Theo Phó Chủ tịchThường trực Quốc hội, dù đây là Đề án không mới, nhưng luôn có sức thu hút ở mọinhiệm kỳ; luôn nhận được sự quan tâm đông đảo không chỉ từ phía người trong cuộc;mà còn là sự mong đợi, kỳ vọng từ phía cử tri, Nhân dân, kiều bào ta ở nướcngoài, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cấp, các ngành.... Thông qua Đề ánnày, giải pháp về sự "tăng cường, nâng cao" đó không dừng ở khẩu hiệu,mà phải là thực chất, đột phá, khả thi, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội nhấnmạnh.

Tại cuộc họp, TrưởngBan Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, mục tiêu của Đề án là nâng caochất lượng và năng lực hoạt động của đại biểu Quốc hội, nhất là đại biểu Quốc hộihoạt động chuyên trách, hoạt động chuyên nghiệp để xây dựng Quốc hội vì Nhândân, thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, là cơ quan đại biểucao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, phát huy dân chủ,pháp quyền, khoa học, tăng tính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, côngkhai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng,hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm2045.


Trong đề án trìnhBan chỉ đạo, trên cơ sở phân tích thực trạng, làm rõ nguyên nhân, định hướng đổimới tổ chức và hoạt động trong thời gian tới, Ban Soạn thảo đã đề xuất đưa racác nhóm giải pháp chính để tăng cường chất lượng, nâng cao năng lực hoạt độngcủa đại biểu quốc hội. Cụ thể, nâng cao chất lượng đầu vào của đại biểu Quốc hộithông qua việc sửa đổi quy định tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội về trình độ, độtuổi; hoàn thiện các phương thức hiệp thương, bảo đảm tính cạch tranh trong bầucử; hoàn thiện quy hoạch đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Hỗ trợ đạibiểu Quốc hội thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ, quyền hạn. Cải thiện các điều kiệnđảm bảo, tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng; đổi mới việc cung cấp thôngtin cho đại biểu trong và ngoài kỳ họp; nâng cao năng lực bộ máy tham mưu, giúpviệc.

Tại phiên họp, cácđại biểu đánh giá cao công tác chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và cơ bản tán thành vớinhiều nội dung của Đề án; đồng thời đề nghị tiếp tục rà soát, phân tích làm rõmột số nội dung trọng tâm, trọng điểm. Nhiều ý kiến cho rằng Đề án cần có thêmđánh giá thực trạng và có kiến nghị, đề xuất để làm rõ địa vị pháp lý của đạibiểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyên trách, nhất là đại biểu Quốc hội chuyêntrách tại địa phương, cùng với đó là các cơ chế để bảo đảm điều kiện hoạt độngcủa đại biểu Quốc hội. Bên cạnh các nguồn hiện nay thì quy hoạch đại biểu Quốchội hoạt động chuyên trách ở trung ương từ các nguồn khác cũng rất cần phảitính đến. Các đại biểu đều ghi nhận thời gian qua, chất lượng của đại biểu Quốchội không ngừng được nâng lên thể hiện rõ nét tại kỳ họp Quốc hội được dư luậnvà cử tri cả nước đánh giá cao. Tuy nhiên thực tiễn hoạt động của đại biểu Quốchội tại địa phương còn những tồn tại, hạn chế.


Phát biểu thảo luận,Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cũng cho rằngquy định về địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội chuyên trách tại địa phươngchưa rõ dẫn đến hạn chế trong việc thực hiện các nhiệm vụ của đại biểu nhất làthực hiện giám sát tại địa phương, cùng với đó việc triển khai thực hiện các chếđộ chính sách, công tác thi đua khen thưởng, đào tạo bồi dưỡng đối với đại biểucũng gặp những khó khăn, vướng mắc. Đại biểu nhấn mạnh trong bối cảnh yêu cầuđòi hỏi công việc ngày càng cao nếu không được xác định địa vị pháp lý tương xứngthì đại biểu rất khó thực hiện nhiệm vụ và bảo đảm điều kiện hoạt động. Phó TrưởngĐoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai cho rằng bảo đảm chấtlượng đại biểu cần đi từ công tác quy hoạch, chú trọng đại biểu chuyên trách tạiđịa phương từ đó có bồi dưỡng, đào tạo từ sớm để khi đại biểu trúng cử sẽ pháthuy được hết năng lực.

Kết luận phiên họp,ghi nhận các ý kiến góp ý vào dự thảo Đề án, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hộiTrần Thanh Mẫn nêu rõ: Đây là Đề án nhận được sự quan tâm không chỉ của các đạibiểu Quốc hội mà của cả cử tri và Nhân dân cả nước. Chất lượng, năng lực hoạt độngcủa ĐBQH chính là thước đo quan trọng làm nên thành tựu, dấu ấn của Quốc hộiqua mỗi nhiệm kỳ. Do đó, trên cơ sở các ý kiến đóng góp, Phó Chủ tịch Thường trựcQuốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu Ban soạn thảo tiếp thu tối đa các ý kiến đónggóp, làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, đảm bảo chất lượng Đề án trướckhi trình Đảng đoàn Quốc hội trong tháng 9.


 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK