Tin Hội nghị “Tập huấn báo cáo viên nguồn bồi dưỡng đại biểu dân cử, sử dụng ngân sách nhà nước trong phát triển kinh tế-xã hội” tại tỉnh Nghệ An, từ ngày 27-29/6/2022
Cập nhật : 16:32 - 27/09/2022

Thực hiện Kế hoạch số98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đạibiểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, Kế hoạch hoạt động năm 2022, ngày27-29/6/2022, tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủyban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị “Tập huấn báo cáo viên nguồn bồi dưỡngđại biểu dân cử sử dụng ngân sách nhà nước trong phát triển kinh tế – xã hội”.



Dự hội nghị có đồng chíNguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban công tác đại biểu; đồng chí Thái Thị An Chung,Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An; đồng chí Nguyễn Như Khôi, Phó Chủ tịch HĐNDtỉnh Nghệ An; đại diện lãnh đạo Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử của BanCông tác đại biểu; Thường trực HĐND, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND một số địaphương; chuyên gia của Kiểm toán Nhà nước và chuyên gia về ngân sách nhà nước….


Phát biểu khai mạc Hộinghị, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Ban công tác đại biểu cho biết, đạibiểu dân cử trước hết là những người đã trưởng thành, là những làm trong cơquan dân cử và trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau, họ là những người đãcó kiến thức và kinh nghiệm. Do vậy, bồi dưỡng cho đại biểu dân cử có những đặcthù và yêu cầu riêng. Để thực hiện hoạt động bồi dưỡng đại biểu dân cử một cáchcó hiệu quả, giảng viên cần có kiến thức về đặc thù học tập của người lớn, nhữngphương pháp, kỹ năng hỗ trợ việc thiết kế và thực hiện các hoạt động bồi dưỡngmột cách phù hợp.

Phó trưởng Ban công tác đạibiểu cũng cho biết, Hội nghị được tổ chức nhằm hỗ trợ các báo cáo viên nắm bắtphương pháp sư phạm trong bồi dưỡng đại biểu dân cử; quy trình bồi dưỡng đại biểudân cử; cách thức tiếp cận, thiết kế, tổ chức và thực hiện chương trình bồi dưỡng,kỹ năng truyền tải thông tin trong quá trình bồi dưỡng; trong đó, có liên quanđến sử dụng ngân sách nhà nước ở địa phương, giám sát việc sử dụng ngân sáchnhà nước ở địa phương trong các lĩnh vực kinh tế-xã hội cụ thể. Đồng thời, việctổ chức Hội nghị nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ báo cáo viên nòng cốt choBan Công tác đại biểu nói chung và Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử nóiriêng để triển khai các chương trình bồi dưỡng đại biểu dân cử trong nhiệm kỳ mới.

Tham dự hội nghị, các đạibiểu đã được nghe một số chuyên đề thiết thực do các báo cáo viên giàu kinh nghiệmchia sẻ, trao đổi như:

- Chuyên đề Một số kiếnthức cơ bản trong tập huấn tích cực và Một số kỹ thuật và phương pháp cơ bảntrong giảng dạy tích cực do TS. Nguyễn Thị Thu Ba, Chuyên gia độc lập trìnhbày;

- Chuyên đề Vai trò củatrợ giảng và những kỹ năng cần thiết do đồng chí Ngô Tự Nam, Nguyên Phó chủ nhiệmỦy ban Pháp luật, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu trình bày;

- Chuyên đề Kỹ năng thuyếttrình hiệu quả do đồng chí Lê Việt Trường, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốcphòng-An ninh trình bày;

- Thiết kế bài giảng tíchcực do Bà Nguyễn Thúy Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật về Kinh tế-xãhội, Viện Nghiên cứu lập pháp trình bày;

- Một số vấn đề về quảnlý ngân sách nhà nước tại địa phương do đồng chí Nguyễn Quốc Ca, Nguyên Phó chủtịch HĐND tỉnh Hậu Giang trình bày;

- Kỹ năng xây dựng bài giảngvề quyết định những vấn đề quan trọng gắn với xem xét ngân sách Nhà nước do đồngchí Phạm Đình Cường, Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính trìnhbày;…


Bên cạnh đó, các đại biểucũng được tham dự thực hiện một số bài tập thực hành như: Bài tập về nguyên tắchọc của người lớn; Bài tập vận dụng chu trình học qua trải nghiệm; Thực hành ápdụng các kỹ năng điều hành lớp học tích cực; Kỹ năng thuyết trình sáng tạo; Lậpkế hoạch và thiết kế trang chiếu bài giảng; Đọc và nghiên cứu báo cáo KT-XH củađịa phương; Bài tập về phân bổ và sử dụng ngân sách Nhà nước các ngành, lĩnh vựctại địa phương; Xây dựng bài giảng về quyết định những vấn đề quan trọng gắn vớixem xét ngân sách Nhà nước và giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước trongphát triển kinh tế - xã hội tại địa phương…

Chia sẻ về vai trò của giảngviên trong giảng dạy tích cực,  TS. NguyễnThị Thu Ba  cho rằng các thành viên đềucó những vai trò tương tác tương đương nhau. Giảng viên của lớp học tích cực phảinăng động hơn giảng viên ở lớp học một chiều, họ có vai trò là người cùng chiasẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm với học viên. Giảng viên trong lớp họctích cực đóng vai trò là cầu nối những kiến thức, kỹ năng mới với học viên, ngườithúc đẩy quá trình tự khám phá, học tập của học viên. Đồng thời, giảng viên sẽtạo môi trường, quan hệ và không khí học tập tốt cho học viên. Họ phải là ngườilãnh đạo, điều phối và quản lý các hoạt động trong buổi học.

Người giảng viên ở lớp họctích cực phải bảo đảm truyền đạt đầy đủ nội dung, kiến thức, tạo không khí cởimở, tôn trọng bản thân và tôn trọng lẫn nhau. Giảng viên phải giảm tối thiểu sựáp đặt, chống đối; chấp nhận sự khác biệt, mơ hồ trong suy nghĩ, nhận thức củahọc viên. Trong lớp học, giảng viên tôn trọng tính độc lập, kinh nghiệm sống,kiến thức và những hiểu biết của học viên. Và để tạo ra những giờ học tích cựcvà hiệu quả, giảng viên cần sử dụng hợp lý các phương tiện giảng dạy để tạo sựhứng thú học tập của học viên. Họ phải thông cảm về những nhu cầu, đòi hỏi, nhữngý thích, thói quen của học viên và cố gắng đáp ứng tối đa những gì có thể. Cuốicùng, không nên bắt buộc học viên phải có kết quả học tập thay đổi kiến thức, kỹnăng tức thì.


Kết thúc tập huấn, lãnh đạoBan Công tác đại biểu đánh giá cáo tinh thần trách nhiệm cao của từng đại biểuđã nghiêm túc tham dự đầy đủ, chi sẻ thẳng thắn, nêu cao tinh thần phối hợp đểgiúp lớp tập huấn được tổ chức thành công. Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu cũngnhận định và tin tưởng rằng những báo cáo viên ngày hôm nay sẽ là lực lượng giảngviên, báo cáo viên ưu tú, nòng cốt được lựa chọn để truyền đạt lại những kiếnthức, kỹ năng cần thiết cho đại biểu dân cử, góp phần nâng cao chất lượng đạibiểu dân cử.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK