Tin Hội nghị tập huấn “Vai trò của Hội đồng nhân dân trong thúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em” tại tỉnh Hà Giang, ngày 15-16/6/2022
Cập nhật : 10:07 - 27/09/2022

Trong 02 ngày 15-16/6/2022,Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy Ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Tổ chức Plantại Việt Nam và Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tập huấn “Vaitrò của Hội đồng nhân dân trong thúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em” cho đại biểuHội đồng nhân dân các cấp.


Dự Hội nghị, đại diện Thườngtrực HĐND tỉnh Hà Giang có đồng chí Hoàng Văn Vịnh, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; đồngchí Lê Thị Thanh Trà, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang; đồng chí Nguyễn HảiLong, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu dân cử cùng gần 50 đại biểu làlãnh đạo chuyện trách các Ban HĐND tỉnh; đại diện Thường trực HĐND các huyện,thành phố; cán bộ công tác Đoàn thành niên tỉnh, huyện Đoàn thuộc 03 tỉnh HàGiang, Lai Châu và Tuyên Quang.

Phát biểu Khai mạc Hộinghị, đồng chí  Nguyễn Hải Long, Phó Giámđốc Trung tâm Bồi dưỡng Đại biểu dân cử nhấn mạnh, hội nghị được tổ chức nhằmcác mục tiêu là bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho HĐND và cán bộ đoàn TNCS HCMcác cấp đặc biệt là ở các tỉnh vùng dự án của Plan, trong việc giao tiếp, lắngnghe trẻ em cũng như trong hoạt động tham vấn, giám sát, ban hành các Nghị quyếtcủa HĐND liên quan đến trẻ em; và góp phần thúc đẩy các hoạt động đối thoại,tham vấn về những vấn đề liên quan đến trẻ em giữa các cấp chính quyền với trẻem tại địa phương. Từ những nội dung được tập huấn, các đại biểu sẽ hiểu rõ hơnvai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề của trẻ em. Thông qua đối thoạivới các em giúp các đại biểu hiểu rõ hơn thực trạng cuộc sống của trẻ em. Các ýkiến của trẻ em giúp lãnh đạo các ban ngành, đại biểu HĐND các cấp xác định,xây dựng chương trình, chính sách tại địa phương phù hợp hơn với thực tế. Đồngthời ý kiến của trẻ em hỗ trợ các ban ngành thực thi các chương trình, chínhsách liên quan đến trẻ em hiệu quả hơn

Nội dung được đề cậptrong khoá tập huấn nhằm xây dựng năng lực các đại biểu HĐND thực hiện tốt vaitrò giám sát các vấn đề của trẻ em và lồng ghép các vấn đề của trẻ em trong việcxây dựng các chính sác tại địa phương. Cụ thể, (1) Kỹ năng tham vấn trẻ emtrong việc ban hành chính sách liên quan đến trẻ em do Bà Phạm Phương Thảo -Nguyên Chủ tịch HĐND Tp. Hồ Chí Minh trình bày; (2) HĐND với việc giám sát, lồngghép vấn đề trẻ em trong hoạch định chính sách ở địa phương do ông Nguyễn Hải Hữu,Nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em, Bộ LĐ,TB&XH; (3) Quy trìnhtổ chức phiên đối thoại với Hội đồng Trẻ em do ông Nguyễn Hải Long, Phó Giám đốcTrung tâm Bồi dưỡng Đại biểu Dân cử trình bày; (4) Kỹ năng làm việc với Trẻ emdo ông Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XHtrình bày. Cũng trong buổi tập huấn, ông Bùi Quang Trí, Trưởng ban Dân tộc,HĐND tỉnh Hà Giang đã chia sẻ kinh nghiệm của HĐND trong ban hành Nghị quyếtchuyên đề liên quan đến vấn đề trẻ em.

Trên tinh thần cởi mở, hộinghị đã được nghe các báo cáo viên dầy dặn kinh nghiệm trao đổi, truyền đạt vàchia sẻ kinh nghiệm hay trong hoạt động HĐND về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáodục trẻ. Từ đó giúp cho các đại biểu HĐND nâng cao kiến thức, trao dồi kinhnghiệm và kỹ năng đối thoại, tham vấn trẻ em để các Nghị quyết khi ban hành đảmbảo chất lượng và sát với nhu cầu thực tiễn ở địa phương.

Đại biểu các tỉnh đã thẳngthắn trao đổi về những vấn đề khó khăn ở địa phương như: Vướng mắc trong thựchiện Luật Trẻ em; thách thức trong hoạt động tham vấn của đại biểu Hội đồngnhân dân; sự chênh lệch về cơ sở vật chất giữa các vùng miền ảnh hưởng đến trẻem; những khó khăn cho việc thực hiện chức năng của đại biểu trong lĩnh vực bảovệ quyền trẻ em và giải pháp để ban hành chính sách bảo đảm quyền trẻ em có hiệuquả; tình trạng hôn nhân cận huyết, tình trạng tảo hôn, bạo lực gia đình…


Sau 02 ngày tham gia hộinghị tập huấn, bà Hứa Thị Hà, Phó Chủ tịch HĐND huyện Sơn Dương, tỉnh TuyênQuang cho biết: "Nội dung được đề cập trong Hội nghị đều rất ý nghĩa.Chúng tôi được cung cấp nhiều thông tin, ví dụ như thông tư 36 mà tôi nghĩ nhiềungười chưa nắm được. Một điểm quan trong nữa là khi tham gia Hội nghị, chúngtôi được chia sẻ kinh nghiệm thực tế, để học hỏi lẫn nhau. Trong đó, kỹ nănglàm việc với trẻ em là một nội dung vô cùng quan trọng nhưng lại thường bị bỏqua hoặc chưa biết."

Luật Trẻ em được Quốc hộithông qua ngày 15/4/2016; trong đó tại điều 74 có nêu: Việc Xây dựng và triểnkhai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội phải có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diệntiếng nói của trẻ em. Tại điều 78 quy định: Hằng năm, Hội đồng nhân dân các cấpchủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tổ chứcgặp mặt, đối thoại, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em về các vấnđề trẻ em quan tâm. Để thúc đẩy việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em, Tổchức Plan ký thỏa thuận với Trung ương Đoàn xây dựng và triển khai đề án “Thúcđẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em”. Đề án tập trung xây dựngvà triển khai nhân rộng mô hình “Hội đồng Trẻ em” trên phạm vi toàn quốc để đưaý kiến của trẻ em được lắng nghe trong quá trình xây dựng các chương trìnhchính sách liên quan đến trẻ em.

Hội đồng Trẻ em là tổ chứcđại diện cho trẻ em để định kỳ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, trao đổi, đối thoạivới đại diện Hội đồng nhân dân các cấp, Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thànhphố về các vấn đề liên quan đến trẻ em tại địa phương. Đồng thời, Hội đồng Trẻem là tổ chức tham vấn cho lãnh đạo địa phương về các vấn đề liên quan đến trẻem trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch, chính sách có liên quan đếntrẻ em. Cho đến nay, tại 5 tỉnh Vùng dự án Plan, đã có 5 HĐTE cấp tỉnh và 8HĐTE cấp huyện được thành lập với tổng số trẻ em được các bạn bầu chọn tham gialà 453 (155 nam, 298 nữ). Trong 2 năm qua, đã có 18 phiên đối thoại của HĐTE vớiĐại biểu Quốc Hội tỉnh, HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện. Hàng năm, các em thànhviên HĐTE thực hiện thu thập thông tin của trên 18.000 trẻ em tại 5 tỉnh. Từthông tin của các bạn, Hội đồng Trẻ em tổng hợp thành hàng trăm các câu hỏixoay quanh những vấn đề nóng hàng ngày của trẻ em.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK