Tin Hội nghị Bình đẳng giới cho đại biểu dân cử tại Sapa, Lào Cai ngày 12-13/5/2022
Cập nhật : 10:34 - 23/09/2022

Ngày 12-13/5, tại thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức khóa tập huấn trực tiếp về Bình đẳng giới cho đại biểu dân cử.

Mục đích củakhóa tập huấn nhằm cung cấp cho đại biểu dân cử kiến thức, thông tin, kỹ năngliên quan đến giới, bình đẳng giới phục vụ hoạt động quyết định và giám sátthực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới. Đây là cơ hội trao đổi kinhnghiệm thực tiễn của các đại biểu dân cử, các chuyên gia trong nước và quốc tếvề một số vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới trong quyết định và giám sát thực hiệnchính sách, pháp luật về bình đẳng giới.

Tham dự hộinghị có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban công tác đại biểu; đồng chíSùng A Lềnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai; đồng chí Lý BìnhMinh, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai; cùng gần 80 đại biểu Quốchội, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; trưởng,phó các Ban của Hội đồng nhân dân các tỉnh/thành phố, lãnh đạo và chuyên viênVăn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND đến từ 17 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Phát biểu tạiHội nghị, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh, Việt Namtự hào là đất nước sớm quan tâm tới bình đẳng giới. Chỉ 6 ngày sau khi Chủ tịchHồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, đưa đất nước thoát khỏi chế độ thực dânphong kiến, Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số14/SL ngày 8-9-1945 về cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên để bầu Quốc hội. Bản Sắclệnh gồm 7 điều, quy định: “Tất cả công dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, …”. Hiến pháp đầu tiên năm 1946ngay điều thứ nhất đã khẳng định nguyên tắc: Tất cả quyền bính trong nước làcủa toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàunghèo, giai cấp, tôn giáo.

Đặc biệt, năm2006, Quốc hội đã ban hành Luật Bình đẳng giới trong đó đặt ra nhiệm vụ lồng ghépvấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Năm 2010, Thủtướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2351/QĐ-TTg phê duyệt Chiếnlược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 -2020. Mới đây, Chínhphủ ban hành Nghị quyết 28/NQ-CP ngày 3.3.2021 về Chiến lược quốc gia vềbình đẳng giới giai đoạn 2021 -2030 với mục tiêu tổng quát là tiếp tục thuhẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụhưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần vào sự pháttriển bền vững của đất nước.

Kết quả nổibật sau 16 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới, các luật, nghị quyết do Quốc hộiban hành, các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước cho thấy, bảo đảm yêu cầulồng ghép bình đẳng giới. Ví dụ như, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997không có quy định về tỷ lệ nữ, thì đến Luật sửa đổi năm 2001 đã có quy định Ủyban Thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội là phụ nữ. Luật Bầucử đại biểu Quốc hội năm 2015 đã quy định cụ thể hơn, đó là số lượng phụ nữđược giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân bảođảm có ít nhất ba mươi lăm phần trăm tổng số người trong danh sách chính thứcnhững người ứng cử là phụ nữ.

Từ những quyđịnh tiến bộ về giới như vậy, tỷ lệ đại biểu nữ trong Quốc hội tăng dần qua cáckhóa. Nêu dẫn chứng, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết Quốc hội KhóaIII là 16,7%, Quốc hội Khóa IV là 29,7%. Nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV hiện nay, sốđại biểu Quốc hội nữ là 151 đại biểu chiếm 30,2%. Tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhândân là nữ ở các địa phương cũng dần cải thiện qua các nhiệm kỳ. Nhiệm kỳ2011-2016, tỷ lệ nữ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 25,17%, cấp huyện là24,62%, cấp xã là 21,71%. Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021, tỷ lệ nữ đạibiểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 26,56%, cấp huyện là 27,5%, cấp xã là26,59%. Nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân 2021-2026 hiện nay, tỷ lệ nữ đại biểu câptỉnh là 29,00%, cấp huyện là 29,20% và cấp xã là 28,98%...

Phó TrưởngBan công tác đại biểu hi họng thông qua khóa tập huấn lần này các vị đại biểuQuốc hội, lãnh đạo HĐND, các chuyên viên giúp việc Quốc hội và HĐND sẽ áp dụng,triển khai trong thực tiễn để đem lại sự bình đẳng giới không chỉ trong văn bảnmà còn trong thực tế.


Cũng tại Hộinghị, thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai, Ủy viênBan Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai SùngA Lềnh nồng nhiệt chào mừng các đại biểu về dự Hội nghị. Đồng thời, giới thiệutổng quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh và nhữngđịnh hướng lớn của tỉnh trong giai đoạn 2021 - 2025, cũng như những kết quả nổibật trong phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, hoạt động củaHĐND tỉnh và Đoàn ĐBQH tỉnh Lào Cai trong thời gian qua.

Tại hội nghị,các đại biểu đã được nghe các chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước truyền đạtnhiều chuyên đề bổ ích, thiết thực, như: Những lý do cần xem xét vấn đề về giớitrong lập pháp; Bình đẳng giới, các nhân tố liên quan đến giới ảnh hưởng đếnquyết định tuyển dụng; tổng quan dữ liệu về giới ở Việt Nam; thống kê giới tạiViệt Nam (những thực trạng và thách thức); lựa chọn giới tính khi sinh trên cơsở định kiến giới, khuyến nghị cải cách chính sách tại Việt Nam; Trao đổi kinhnghiệm về thẩm tra đánh giá tác động giới cho một dự luật… Sau phần trình bàycủa báo cáo viên, mỗi chuyên đề đều có phần thảo luận toàn thể hoặc thực hànhtheo nhóm; …

Kết thúc Hộinghị, đa số đại biểu đánh gia chương trình hội nghị đã chuyển tải được các nộidung quan trọng, cần thiết về vấn đề Bình đẳng giới với lập pháp. Phần lớn đạibiểu đánh giá cao nội dung các chuyên đề vì đã cung cấp kiến thức, kỹ năng cầnthiết, có tính thực tế cao, đặc biệt là các số liệu được cung cấp tại hội nghị;làm cơ sở quan trọng áp dụng vào hoạt động thực tiễn của các đại biểu tại nghịtrường...


 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK