Tin Hội nghị Kỹ năng giám sát và chất vấn dành cho đại biểu dân cử tại Tuyên Quang, ngày 13-14/01/2022
Cập nhật : 15:34 - 05/04/2022

Thực hiện Kế hoạch và Khungchương trình bồi dưỡng đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân đã đượcỦy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt; được sự đồng ý của lãnh đạo Quốc hội vềhoạt động hợp tác bồi dưỡng do Đại sứ quán Vương quốc Anh hỗ trợ, ngày 13-14/01tại tỉnh Tuyên Quang, Ban Công tác đại biểu phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổchức Hội nghị Kỹnăng giám sát và chất vấn dành cho đại biểu dân cử.


Hội nghị được tổ chức ngay sau thành công của kỳ họp bấtthường của Quốc hội khóa XV, đây là kỳ họp chưa từng có tiền lệ, hoạt động nàytiếp tục cho thấy tinh thần đổi mới hành động đồng hành cùng Chính phủ của Quốchội khóa XV, đáp ứng kỳ vọng của cử tri và nhân dân cả nước.


Toàn cảnh Hội nghị


Thamdự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Côngtác đại biểu; đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhândân tỉnh Tuyên Quang; đồng chí Phạm Thị Minh Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực Hộiđồng nhân tỉnh Tuyên Quang; cùng sự tham dự của 120 đại biểu là Phó Trưởng đoàn Đại biểuQuốc hội, đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồngnhân dân, lãnh đạo và chuyên viên của Văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội, Văn phòngHội đồng nhân dân của 17 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; lãnh đạo vàchuyên viên Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; đại diện một số Vụ, đơn vị hữuquan thuộc Văn phòng Quốc hội và một số Bộ ngành, các cơ quan liên quan.

Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đạibiểu nhấn mạnh, việc bồi dưỡng nâng cao kiếnthức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu dân cử là giải pháp quan trọng nhằm nângcao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu dân cử góp phần nâng cao chấtlượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và hội đồng nhân dân. Đặc biệt, giám sátlà một trong 3 chức năng quan trọng của Quốc hội, hội đồng nhân dân. Luật giámsát của Quốc hội và hội đồng nhân dân đã được Quốc hội khóa XIII thông qua vàongày 20/11/2015. Qua hơn 5 năm thực hiện luật, hoạt động giám sát của Quốc hội,hội đồng nhân dân đã có nhiều đổi mới, thu được nhiều kết quả. Tuy vậy, vẫn cònnhiều vấn đề tồn tại, bất cập cần được tiếp tục đổi mới, tăng cường. Chính vìvậy, Hội nghị hôm nay là dịp để các đại biểu dân cử, đặc biệt là các đại biểudân cử trúng cử lần đầu, đại biểu là người dân tộc thiểu số, nắm được nhữngkiến thức, kỹ năng về giám sát thông qua các báo cáo, chia sẻ kinh nghiệm củacác Báo cáo viên hoạt động nhiều khóa tại Quốc hội và hội đồng nhân dân; sựchia sẻ kiến thức, kinh nghiệm Quốc tế trong hoạt động giám sát nói chung vàgiám sát những nội dung về chính sách dân tộc, miền núi của các chuyên gia Đạisứ quán Vương quốc Anh. Đồng thời, Hội nghị cũng là diễn đàn để các đại biểuchia sẻ cùng nhau những kinh nghiệm trong hoạt động giám sát ở các địa phương.




Tại Hội nghị, các đại biểu tập trungnghe, thảo luận các chuyên đề:

- Tổngquan về giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân;

- Thảo luận/tranh luận và chất vấn: các kỹ năng giámsát quan trọng của đại biểu Quốc hội;

- Thực hiện quyền chất vấn củađại biểu dân cử;

- Các hình thức giám sát củaNghị viện Anh (tập trung vào hình thứcchất vấn và điều trần);

- Giám sát chuyên đề;

- Tổ chức và tham gia hoạtđộng giải trình (tại phiên họp của Hội đồng dân tộc, các Ủyban của Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân).

Ngoài các chuyên đề trên, các đại biểu cònđược nghe chia sẻ kinh nghiệm về giám sát và chất vấn từ các báo cáo viên nhiềukinh nghiệm như: đồng chí Phan Trung Lý, NguyênChủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Quốc hội XIII; đồng chí Nguyễn Sĩ Dũng,Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; đồng chí Ngô Tự Nam,Nguyên Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu,Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật; đồng chí Nguyễn Văn Pha, Nguyên Phó chủnhiệm Ủy ban Tư pháp, Quốc hội XIV; đồng chí Đỗ Mạnh Hùng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cácvấn đề xã hội, Quốc hội XIII; đồng chí Lê Nam, Nguyên Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnhThanh Hóa; đồng chí Đặng Đình Luyến, Nguyên Phó Chủnhiệm Ủy ban Pháp luật, Quốc hội XIII; đồng chí Lê Bộ Lĩnh, Nguyên PhóChủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường, Quốc hội XIII…Đây là những báo cáo viên đã từng trảiqua nhiệm vụ là người đại biểu dân cử, có nhiều kinh nghiệm trong hoạtđộng nghị trường nên sẽ giúp các đại biểu tiếp tục kế thừa và phát huynhững thành quả đã có để thực hiện trọn vẹn trách nhiệm của mình trước cửtri và nhân dân; phát huy tinh thần người đại diện cử tri đểquyết định những vấn đề quan trọng của đất nước…Ngoài ra, tại Hội nghị, đạibiểu còn được lắng nghe những chia sẻ quý báu và thực tiễn từ ngài Marcus Winsley, Đại biện lâm thời Đại sứquán Vương quốc Anh tại Hà Nội và ngài Wayne David MP, Chủ tịch nhóm Nghị sĩhữu nghị với Việt Nam.



Chương trình hội nghị đã chuyểntải được các nội dung quan trọng, cần thiết về vấn đề giám sát, chất vất vàcách thức thực hiện các hoạt động giám sát, chất vấn của đại biểu dân cử. Phần lớn đạibiểu đánh giá cao nội dung các chuyên đề vì đã cung cấp kiến thức, kỹ năng cầnthiết, có tính thực tế cao, đặc biệt là các số liệu được cung cấp tại hội nghị;làm cơ sở quan trọng áp dụng vào hoạt động thực tiễn của các đại biểu tại nghịtrường... Chuyên đề do đại diện của Nghị viện Anh trình bày đã cung cấp thêmcho các đại biểu những thông tin, kiến thức mới về chất vấn và điều trần. Qua hộinghị, các đại biểu nhận thức bản thân được nâng cao, tự tin hơn, rèn thêm kỹnăng trong giám sát và chất vấn; lựa chọn vấn đề chất vấn đúng và trúng hơn;việc sắp xếp, xây dựng kế hoạch, nội dung giám sát tốt sẽ giúp tránh bị chồngchéo nội dung, địa bàn giám sát...


Các đại biểu tham dự Hội nghị


Phát biểu bế mạc Hội nghị, thay mặt lãnhđạo Ban Công tác đại biểu, đồng chí Trịnh Ngọc Thắng, Phó Giám đốc Trung tâmBồi dưỡng đại biểu dân cử cho biết, Hội nghị đã hoàn thành chương trình đề ra,nội dung các chuyên đề quan trọng, thiết thực, cung cấp những kiến thức, kỹnăng cơ bản cho các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đại biểu Quốc hội khóa XVtrúng cử lần đầu, đạt được yêu cầu, mục đích của lớp tập huấn, bồi dưỡng đã đềra. Đồng chí cũng gửi lời cảm ơn các cơ quan của tỉnh TuyênQuang đã tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thành công hội nghị trong bối cảnhdịch COVID-19 đang diễn ra phức tạp.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK