Tin Hội nghị “Giới thiệu kiến thức và kỹ năng cơ bản cho đại biểu Quốc hội khóa XV trúng cử lần đầu” tại Tp. Hà Nội, ngày 8/10/2021
Cập nhật : 11:09 - 25/10/2021

Ngày 8/10, tại Nhà khách Quốchội ở Hà Nội, Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức hộinghị giới thiệu kiến thức và kỹ năng cơ bản cho đại biểu Quốc hội khóa XV trúngcử lần đầu. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Hội nghị còn có sự tham dự củaỦy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, TrưởngBan Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội VũMinh Tuấn; GS.TS Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóaXIII; TS. Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hộikhóa XIV; Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa; cùng hơn 50 đại biểu Quốc hộitrúng cử lần đầu là Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách củaThường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, Phó trưởng Ban, các cơquan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; các đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hộithành phố Hà Nội. Hội nghị còn có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Vụ, đơnvị của Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Kiểm toán Nhà nước, Học việnChính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị,Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, đại biểu Quốc hộilà nhân tố trung tâm, đóng vai trò then chốt, quyết định đến chất lượng và hiệuquả hoạt động của Quốc hội. Trong những năm qua, cùng với chủ trương tiếp tục đổimới tổ chức và hoạt động nói chung của Quốc hội, việc nâng cao năng lực hoạt độngcủa đại biểu là yêu cầu song hành, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.Việc trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động là một trongnhững phương thức hỗ trợ đại biểu Quốc hội tăng cường năng lực, kỹ năng hoạt độngnghị trường, phát huy được sở trường, thể mạnh của từng người. Đặc biệt, trướckhi bắt đầu Quốc hội khóa mới, việc bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho đại biểuQuốc hội trúng cử lần đầu sẽ giúp các đại biểu mới làm quen và có thể bắt nhịpđược ngay với hoạt động của Quốc hội. Qua đó, phát huy vị trí, vai trò của ngườiđại biểu nhân dân trong thời gian tới.

Do đó, Phó Chủ tịch Thường trựcQuốc hội nhấn mạnh, tất cả các vị đại biểu Quốc hội khóa này, cần tiếp tục nêucao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nước, vì dân, phụng sự tổ quốc, phục vụnhân dân; thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, nâng caotrình độ về mọi mặt, gần gũi, lắng nghe ý kiến của nhân dân, thực hiện và hoànthành tốt nhiệm vụ mà cử tri và nhân dân giao phó, đảm bảo các kỳ họp Quốc hộitiến hành có chất lượng trong các điều kiện mới. Đề nghị các đại biểu tại Hộinghị phát huy tinh thần làm việc tích cực, lắng nghe các báo cáo viên trình bàyvà chia sẻ kiến thức về Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, kinh nghiệm, kỹnăng hoạt động của đại biểu Quốc hội; đồng thời trao đổi, thảo luận về các kiếnthức, kỹ năng đã được truyền đạt để hoàn thành tốt các công việc tại kỳ họp thứhai sắp tới và trọng trách người đại biểu nhân dân trong cả nhiệm kỳ Quốc hộikhóa XV.


Cũng tại phiên khai mạc, TrưởngBan công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, trong số những người trúng cửđại biểu Quốc hội khóa XV, khoảng 60% là những người trúng cử lần đầu, mặc dùđã qua kinh nghiệm công tác trên nhiều vị trí khác nhau nhưng vẫn cần làm quenvới môi trường hoạt động đặc thù như Quốc hội, với những nhiệm vụ, quyền hạn mới.Chính vì vậy, các ĐBQH rất cần được cung cấp kiến thức cơ bản về tổ chức, hoạtđộng của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội; một số kỹ năng hoạt động đại biểu.Những kiến thức, kỹ năng này sẽ là hành trang cơ bản song hành với các ĐBQHtrong nhiệm kỳ 5 năm sắp tới. Xuất phát từ bối cảnh trên, thực hiện chỉ đạo củaLãnh đạo Quốc hội, Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị với mong muốn sẽ trựctiếp đóng góp vào việc nâng cao năng lực của đại biểu Quốc hội, thúc đẩy hiệuquả hoạt động của Quốc hội khoá mới. Để giúp đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứnhất, Ban Công tác đại biểu cũng đã chỉ đạo Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cửbiên soạn và gửi một số sách phục vụ bồi dưỡng cho các đại biểu nghiên cứu thamkhảo như: “Sách đại biểu Quốc hội cần biết”, “ Sổ tay hướng dẫn hoạt động đạibiểu Quốc hội khóa XV”.

Tại Hội nghị, các đại biểu tậptrung nghe, thảo luận các chuyên đề về thẩm tra và kỹ năng thẩm tra dự án luật,pháp lệnh; kỹ năng phát biểu, thảo luận, tranh luận và kỹ năng tiếp xúc, trả lờivới phỏng vấn báo chí; Quốc hội với việc sử dụng kết quả kiểm toán về Ngân sáchNhà nước.


Với chuyên đề về thẩm tra vàkỹ năng thẩm tra dự án luật, pháp lệnh. GS.TS Phan Trung Lý, Chủ nhiệm Ủy banPháp luật của Quốc hội khóa XIII cho biết, hoạt động thẩm tra và kỹ năng thẩmtra dự án luật, pháp lệnh và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước làkhâu quan trọng bảo đảm chất lượng và hiệu quả của hoạt động của Quốc hội. Đểgóp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu quả hoạt động của Quốc hội, thờigian qua, hoạt động thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban đã từng bước đượccải tiến đổi mới. Hoạt động thẩm tra của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốchội bao gồm các hoạt động thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh,dự thảo Nghị quyết và các báo cáo dự án khác.

Hội nghị cũng nghe TS. Bùi SỹLợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội trình bày chuyên đề về kỹnăng phát biểu, thảo luận, tranh luận và kỹ năng tiếp xúc, trả lời với báo chítại hội trường. Đối với các đai biểu Quôc hội mới, TS.Bùi Sỹ Lợi cung cấp nhữngkiến thức, một số kỹ năng cơ bản khi tiếp xúc và trả lời với báo chí nhằm giúpcác đại biểu Quốc hội tự tin tiếp xúc với phóng viên báo chí và chủ động sử dụngsức mạnh của báo chí giúp dư luận, cộng đồng xã hội hiểu rõ, hiểu đúng về hoạtđộng của Quốc hội, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, từ đó đónggóp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của của đất nước, xâydựng hình ảnh của đại biểu Quốc hội trước cử tri và công chúng. Các kỹ năng màTS. Bùi Sỹ Lợi đề cập như: Xác định đối tượng quan tâm của báo chí; Kỹ năng trảlời phỏng vấn; kỹ năng ứng xử với phóng viên báo chí; Xử lý một số tình huống cụthể khi tiếp xúc với báo chí; Một số điều cần lưu ý và cần tránh khi tiếp xúc vớibáo chí.

Cũng tại Hội nghị, các đại biểuđã nghe Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa trình bày chuyên đề về Quốc hộivới việc sử dụng kết quả kiểm toán về Ngân sách Nhà nước. Để nâng cao hiệu quảkhai thác thông tin, dữ liệu của các Đại biểu Quốc hội đối với kết quả kiểmtoán của KTNN, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa đề nghị cần thiết phải cósự quan tâm nghiên cứu, hiểu rõ của các Đại biểu Quốc hội về Báo cáo kiểm toán,Báo cáo ý kiến về dự toán NSNN và phương án phân bổ NSTW hàng năm của KTNN đểcó thể sử dụng triệt để, đúng mức kết quả kiểm toán, từ đó có thông tin phục vụcho việc ra các quyết định về vấn đề NSNN. Thông tin về tình hình NSNN rất nhiều,rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Vũ Văn Họa đềnghị, trong mỗi kỳ họp, các đại biểu nên lựa chọn những vấn đề, những thông tinthiết thực, trọng yếu vừa mang tính tổng quát vừa mang tính chiến lược, phù hợpnhững vấn đề kinh tế - tài chính mà Quốc hội và cử tri quan tâm… Nhưng quan trọnghơn cả, KTNN phải khắc phục được những hạn chế trong hoạt động kiểm toán, nângcao chất lượng kiểm toán nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho các Đại biểuQuốc hội.

Phát biểu kết luận Hội nghị,Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, Hội nghị đã hoàn thànhchương trình đề ra, nội dung chuyên đề quan trọng, thiết thực, cung cấp nhữngkiến thức, kỹ năng cơ bản cho các đại biểu Quốc hội, đặc biệt là đại biểu Quốchội khóa XV trúng cử lần đầu, đạt được yêu cầu, mục đích của lớp tập huấn, bồidưỡng đã đề ra. Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cũng gửi lời cảmơn tới các giảng viên tham gia trình bày các nhóm chuyên đề rất trách nhiệm,tâm huyết, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao sự quan tâm của các đại biểu Quốchội chuyên trách ở trung ương và thành phố Hà Nội.

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK