Tin Hội nghị Báo cáo viên nguồn trong bồi dưỡng đại biểu dân cử tại Phú Yên, ngày 17-19/3
Cập nhật : 10:26 - 21/07/2021


Được sự đồng ý của lãnh đạo Ban Công tác đại biểu, thựchiện chương trình công tác năm 2021, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử tổ chức  hội nghị tập huấn “Báo cáo viên nguồn trong bồidưỡng đại biểu dân cử” tại Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, từ ngày 17 đến ngày19/3/2021

Để cáchoạt động bồi dưỡng đạibiểu dân cử diễn ra đúng mục tiêu, vai trò của các báo cáo viên rấtquan trọng trong việcchuyển tải các nội dung bồi dưỡng, thúc đẩy sự trao đổi. Nhận thức được điều này, ngay từ đầu thành lậpcho đến nay, Ban Công tác đại biểu đã chú ý chỉ đạo Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử xây dựng phát triển mạng lưới báo cáo viên gắn bó, tâm huyết, ổnđịnh, đáp ứngyêu cầu bồi dưỡng đại biểu dân cử cả về số lượng và chất lượng.


Với mục đích nhằm hỗ trợ cácbáo cáo viên xây dựng chuẩn phương pháp bồi dưỡng đại biểu dân cử; quy trình bồidưỡng đại biểu dân cử; cách thức tiếp cận, thiết kế, tổ chức và thực hiệnchương trình bồi dưỡng cụ thể, BanCông tác đại biểu tổ chức hội nghị tập huấn “Báo cáo viên nguồn trong bồi dưỡng đại biểudân cử”. Đồng thời, việc tổ chứcHội nghị, nhằmtìm kiếm, xây dựng và phát triển đội ngũ báo cáo viên nòng cốt để triển khaicác chương trình bồi dưỡng đại biểu dân cửtrong nhiệm kỳ mới.

Tham dự khai mạc Hộinghị có đồng chí Đặng Xuân Phương, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu; đồng chí NguyễnHồng Vân, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Yên và gần40 chuyên gia, cộng tác viên nòng cốt khu vực miền Trung và miền Nam đang và sẽlà lực lượng báo cáo viên tham gia vào các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn củaTrung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử.

Hội nghị tập huấn tổ chức tại Phú Yên(ngày 17-19/3/2021) lần này là Hội nghị thứ hai về nội dung“Báo cáo viên nguồn trong bồi dưỡng đại biểu dân cử”. Hội nghị với cùng nội dung ở khu vực phía Bắc đã đượcTrung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu tổ chức tạithành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ ngày 09 đến ngày 12 tháng 3 năm 2021.

Chương trình của Hội nghị được chia thành 4 nhóm nội dung: Nhóm nội dungvề kiến thức; Nhóm nội dung về kỹ năng; Nhóm nội dung về áp dụng công nghệ hỗtrợ và phần Thực hành.

- Phần Kiến thức baogồm: Kiến thức tổng quan về tập huấn cho người lớn nói chung, đại biểu dân cửnói riêng; kiến thức cơ bản về phương pháp giảng dạy tích cực (vai trò của giảngviên, nguyên tắc học của người lớn, lý thuyết học qua trải nghiệm).

- Phần Kỹ năng bao gồm: Kỹ năng thúc đẩy sựtham gia của học viên (quan sát & lắng nghe, sử dụng câu hỏi, góp ý/phản hồivà điều hành thảo luận, lập kế hoạch bài giảng sử dụng phương pháp giảng dạytích cực); Một số phương pháp giảng dạy tích cực có thể sử dụng đối với lớp đônghọc viên (kỹ thuật tia chớp, câu hỏi, thảo luận cặp đôi, thảo luận nhóm, độngnão, thẻ giấy, bài tập tình huống, tranh luận, sử dụng video/kể chuyện, đóngvai, sử dụng trò chơi khởi động và trải nghiệm liên quan đến nội dung học); Kỹnăng thuyết trình hiệu quả và hấp dẫn hơn (lồng ghép thuyết trình với một số kỹthuật và phương pháp khác để thu hút sự chú ý, theo dõi của người học); Phươngpháp và kỹ năng thiết kế trang chiếu (slides) hiệu quả trong thiết kế bài giảngtrực tiếp và trực tuyến qua mạng; Vai trò của trợ giảng và một số kỹ năng trợgiảng cần có để phối hợp hiệu quả với giảng viên chính.

- Phần áp dụng công nghệ hỗ trợ gồm các nội dung: Giới thiệu kiến thức vàphương pháp áp dụng công nghệ trong hoạt động bồi dưỡng; Trải nghiệm một phầnbuổi học online qua ứng dụng Zoom và thực hành một số thao tác chính để tập huấnonline qua Zoom.

- Kết hợp xen kẽ vớicác nội dung trên, học viên tham gia khóa tập huấn còn có cơ hội thảo luận, thựchành trong suốt thời gian khóa tập huấn; cuối khóa học viên được thực hành xâydựng bài giảng theo nhóm và thực hiện bài giảng.


Xuyên suốt các nộidung của Hội nghị này, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử đã truyền đạt nhữngthông điệp chính, được các đại biểu tham dự tập trung trao đổi và thống nhấtcao. Quá trình học tập của người lớn về nguyên tắc là có thể tự ra quyết địnhvà độc lập. Việc bồi dưỡng cho người lớn nói chung và bồi dưỡng cho đại biểudân cử nói riêng có những đặc thù vì họ không có thời gian dự các khóa tập huấndài ngày, họ chưa được đào tạo để trở thành đại biểu dân cử, đại biểu dân cử đadạng về trình độ, ngành nghề và tuổi tác, họ phải cân bằng giữa khối kiến thứchàn lâm và những kỹ năng, kiến thức thực tiễn để đb hoạt động trên cương vị nhữngngười ra quyết sách. Do những đặc thù trên nên bồi dưỡng đại biểu dân cử cần dựatrên năng lực sẵn có của đại biểu.


Kiến thức là các lýthuyết, nội dung tri thức hoặc học thuật làm nền tảng cho hoạt động;  Kỹ năng là các công cụ, cách thức thực hiệnnhiệm vụ theo yêu cầu hoặc chuẩn mực nhất định. Kỹ năng thường ở trạng thái độngvà đòi hỏi phải truyền tải tới người khác thông qua trao đổi, thuyết phục vàlàm thử. Năng lực là sự kết hợp giữa kiến thức và kỹ năng cho phép cá nhân thựchiện những nhiệm vụ nhất định theo các chuẩn mực nhất định trong điều kiện thựctế. Việc bồi dưỡng trên những kiến thức và kỹ năng sẵn có của đại biểu sẽ sátthực, phù hợp hơn với thực tiễn hoạt động của đại biểu để đáp ứng tốt hơn hoạtđộng đó nhằm đáp ứng mục tiêu, động lực học tập của đại biểu.


Để đạt được kết quảcao cần chú trọng nguyên tắc là các khóa bồi dưỡng luôn lấy đại biểu tham dựlàm trọng tâm, sử dụng ngôn ngữ và bối cảnh của môi trường làm việc thực tếtrên cơ sở kết hợp kiến thức với các kỹ năng thực tế từ đó tạo cơ hội cho đb thểhiện năng lực bản thân sau khóa bồi dưỡng.

TTBD

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK