|
Hội nghị Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc bộ Lần thứ Sáu tại Hải Dương, ngày 30/3/2019
Cập nhật : 10:36 - 03/01/2020
Ngày 30.3, tại Hải Dương, Ban Công tác đại biểu phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức Hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc bộ lần thứ 6 với chủ đề “Kinh nghiệm bảo đảm hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các kiến nghị sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương”. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị
Dự Hội nghị có: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trần Văn Túy; Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình Nguyễn Hồng Diên; cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, đại diện Thường trực, các ban và Văn phòng Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc Bộ và 2 tỉnh khách mời là Thái Nguyên, Phú Yên.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển phát biểu khai mạc Hội nghị
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển đề nghị các đại biểu nghiên cứu tài liệu và trên cơ sở thực tiễn quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trao đổi thẳng thắn, đóng góp nhiều ý kiến với hội nghị. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ kịp thời sửa đổi, bổ sung những vấn đề mới phát sinh từ thực tiễn, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện để hoạt động của Hội đồng nhân dân ngày càng phát huy hiệu quả hơn, thiết thực hơn.
Ủy viên TW Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng ban Tổ chức TW Trần Văn Túy báo cáo đề dẫn tại Hội nghị
Báo cáo đề dẫn tại Hội nghị, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy đề nghị các đại biểu cùng thảo luận, đưa ra những đề xuất, giải pháp tập trung vào nhóm nhiệm vụ chính, cụ thể: Kinh nghiệm và giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, bản lĩnh, trí tuệ của đại biểu, các ban và tổ đại biểu trong việc phát hiện, lựa chọn đúng và trúng vấn đề cần chất vấn, giải trình; về vai trò, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong việc thẩm tra, giám sát giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo Luật định. Đối với việc tiếp xúc cử tri và giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri, đề nghị các đị biểu tập trung trao đổi về sự đổi mới hình thức tiếp xúc để có thể tiếp nhận tối đa, kịp thời những ý kiến, kiến nghị của cử tri, nhất là đối với cử tri ở những địa bàn “nóng”, có tính chất phức tạp, kéo dài liên quan nhiều cấp, nhiều ngành.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố cần tiếp tục chủ động, tích cực, bám sát các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Bộ Chính trị, Nghị quyết, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, thành phố để cụ thể hóa các chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của Thường trực, các ban, tổ đại biểu, đặc biệt là vai trò của mỗi đại biểu Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, bản thân các đại biểu Hội đồng nhân dân cần tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến và đề xuất các giải pháp để bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân vào nề nếp, hiệu quả. Bên cạnh đó, cần thường xuyên nghiên cứu, nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng và hiểu biết của mình để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ dự và chủ trì Hội nghị
Để tiếp tục đổi mới hơn nữa phương thức hoạt động của Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, trong hoạt động giám sát, cần thực hiện linh hoạt, có hiệu quả các hình thức giám sát thông qua việc đổi mới hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân hoặc tại các phiên giải trình của Thường trực Hội đồng nhân dân; đổi mới về cơ cấu, thành phần đoàn giám sát bảo đảm sự hợp lý, tinh gọn; gắn trách nhiệm tiếp xúc cử tri với việc xử lý đơn thư và hoạt động giám sát, chất vấn. Đồng thời, Hội đồng nhân dân các tỉnh tiếp tục rà soát, phát hiện và đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ những nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương để bảo đảm tổ chức và hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp trong các nhiệm kỳ tiếp theo có đầy đủ cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp.
Tại Hội nghị, Thường trực Hội đồng nhân dân Hải Dương đã chuyển giao việc đăng cai tổ chức Hội nghị Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Bắc Bộ lần thứ 7 cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Nam.
Cũng nhân dịp này, tối ngày 29.3, để kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm và làm việc với tỉnh Hải Dương (1.4.1959 - 1.4.2019), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban mặt trận Tổ quốc tỉnh Hải Dương đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm.
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm
60 năm thực hiện lời dạy của Bác, hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nhất là sau hơn nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng, Nghị quyết Đại hội 16 của Đảng bộ tỉnh, Hải Dương đã vượt lên những khó khăn, thách thức, đạt được kết quả tích cực, cụ thể: Kinh tế liên tục tăng trưởng khá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; các thành phần kinh tế và các vùng trong tỉnh đã có sự chuyển dịch tích cực. Tỉnh đã có 10 khu công nghiệp được đầu tư hạ tầng và đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 70%. Hải Dương có 397 dự án FDI, với số vốn đăng ký 7,7 tỷ USD. Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả nổi bật, đến nay, toàn tỉnh đã có 176 xã đạt nông thôn mới. Đặc biệt, năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương đạt 9,1%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây; tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 17.000 tỷ đồng (tăng 17% so với kế hoạch); quy mô kinh tế của tỉnh đứng thứ 5 trong khu vực các tỉnh trọng điểm kinh tế Bắc Bộ và đứng thứ 11 so với cả nước. Với kết quả này, Hải Dương là một trong 16 tỉnh, thành phố trong cả nước tự cân đối thu chi và nộp về ngân sách Trung ương.
TTBD
|
|
-
Ông Nguyễn Văn Tố
Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I
(2/3/1946 - 8/11/1946)
-
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân
Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
-
Ông Vương Đình Huệ
Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
-
Ông Bùi Bằng Đoàn
Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
-
Ông Tôn Đức Thắng
Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
-
Ông Trường Chinh
Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
-
Ông Nguyễn Hữu Thọ
Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
-
Ông Lê Quang Đạo
Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
-
Ông Nông Đức Mạnh
Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
-
Ông Nguyễn Văn An
Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
-
Ông Nguyễn Phú Trọng
Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
-
Ông Nguyễn Sinh Hùng
Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu. Cơ cấu như sau: - 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương; - 60,32% đại biểu ở địa phương; - 0,80% đại biểu tự ứng cử; - 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số; - 30,26% đại biểu là phụ nữ; - 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng; - 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi; - 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử; - 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước; - 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu; - 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học; - 21,24% đại biểu có trình độ đại học; - 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK
|
|