Ngày 3/4, tại TP. Cầnthơ, Ủy ban Công tác đại biểu tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý của các đại biểuQuốc hội chuyên trách đại diện đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương đối với Dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trungương, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội thảo.

Cùng tham dự có sự tham dựcủa đồng chí Dương Tấn Hiển, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thườngtrực Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ; các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đạibiểu và lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân của 50 tỉnh,thành phố trên cả nước.
Phát biểu tại hội thảo,bà Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồngnhân dân là sự kiện chính trị quan trọng, thể hiện quyền làm chủ của Nhân dân,là cơ chế để Nhân dân trực tiếp lựa chọn những người đại diện xứng đáng tham giavào cơ quan quyền lực nhà nước. Việc sửa đổi Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đạibiểu Hội đồng nhân dân lần này được đặt trong tổng thể việc sắp xếp, tinh gọn bộmáy nhà nước theo tinh thần Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị và nghị quyếtcủa Trung ương, đồng thời với việc sửa đổi Hiến pháp trong lộ trình thực hiệnmô hình chính quyền 2 cấp. Ðây là vấn đề quan trọng, có tác động lớn đến tổ chứcbộ máy chính quyền địa phương và công tác bầu cử sắp tới, bảo đảm sự công bằng,minh bạch trong quá trình bầu cử, nâng cao hơn nữa chất lượng đại biểu dân cử,đồng thời phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chủnhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải chủ trì hội thảo
Do đó, Chủ nhiệm Ủy banCông tác đại biểu đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về: cácnội dung điều chỉnh, sửa đổi cần thiết để phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp,đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các quy định của Hiến pháp và các văn bảnpháp luật có liên quan; công tác tổ chức bầu cử, thành lập các tổ chức phụtrách bầu cử, phân chia đơn vị bầu cử trong bối cảnh tinh gọn bộ máy, nhằm bảođảm hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền địa phương; cơ chế để nâng caohơn nữa chất lượng đại biểu dân cử, trong điều kiện không tổ chức cấp huyện vàrút ngắn thời gian thực hiện quy trình, thủ tục trong công tác bầu cử.
Tại hội thảo, các đại biểunhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hộiđồng nhân dân. Bên cạnh đó, cũng thảo luận nội dung quan trọng về cơ cấu, tiêuchuẩn đại biểu, quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, hồ sơ ứng cử,danh sách cử tri, việc phân chia đơn vị bầu cử, công tác vận động bầu cử, giảiquyết khiếu nại, tố cáo... Ðồng thời cho ý kiến về những điều chỉnh, sửa đổi cầnthiết trong Dự thảo Luật để phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp đang đượcnghiên cứu, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhấtvới các quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan; công táctổ chức bầu cử, thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, phân chia đơn vị bầu cửtrong bối cảnh tinh gọn bộ máy; cơ chế để nâng cao hơn nữa chất lượng đại biểudân cử trong điều kiện không tổ chức cấp huyện…

Các đại biểu cũng bày tỏsự băn khoăn về thời gian, số lượng đại biểu Quốc hội Khóa XVI, dự thảo Luậtquy định không quá 500 người; đề nghị giảm số lượng đại biểu Quốc hội hoạt độngkiêm nhiệm để tăng số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lên 40% -50%. Bên cạnh đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định Hội đồng nhândân cấp tỉnh, huyện có đại biểu chuyên trách, số lượng do Ủy ban Thường vụ Quốchội quyết định. Tuy nhiên, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồngnhân dân chưa có quy định cụ thể về tiêu chí, cơ chế lựa chọn và tỷ lệ đại biểuchuyên trách ngay từ khâu bầu cử. Do đó, đại biểu đề nghị nên bổ sung quy địnhvề đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách vào Luật.
Phát biểu góp ý tại hộithảo, đại biểu Dương Văn Phước, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh QuảngNam cũng đồng tinh, đề nghị cần bổ sung trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hộitrong việc xác định tỷ lệ đại biểu Quốc hội dự kiến hoạt động chuyên trách đểlàm căn cứ tìm nguồn giới thiệu, dự kiến phân bổ số lượng người ứng cử đại biểuQuốc hội cho phù hợp và nghiên cứu tăng số lượng đại biểu Quốc hội hoạt độngchuyên trách phù hợp với bối cảnh sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Một số đại biểu đề nghịtăng số lượng số cử tri tối đa để thành lập khu vực bỏ phiếu và giao Ủy bannhân dân cấp cơ sở quyết định khu vực bỏ phiếu, đảm bảo linh hoạt và phù hợp vớithực tế địa phương; quy định rõ hơn về tiêu chuẩn của các thành viên Hội đồng bầucử quốc gia; thẩm quyền công bố danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội chỉnên giao cho Hội đồng bầu cử quốc gia…Bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị giữnguyên phương án của luật hiện hành về cả 3 hội nghị hiệp thương ở Trung ương đềudo Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và các hộinghị hiệp thương ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban Thường trực Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức. Trong đó, đề nghị quy định rõsố lượng Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số đạidiện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở tham gia làmthành viên ở các hội nghị hiệp thương, đảm bảo tính chặt chẽ của các quy địnhtrong dự thảo luật, tránh việc áp dụng pháp luật một cách tùy nghi.
Phát biểu kết thúc hội thảo,Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải ghi nhận và đánhgiá cao ý kiến đóng góp của các đại biểu. Ban soạn thảo dự thảo luật sẽ tiếpthu, nghiên cứu để hoàn thiện dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểuHội đồng nhân dân (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Chiều cùng ngày, Ủy banCông tác đại biểu họp toàn thể lần thứ ba để tiếp tục xin ý kiến góp ý vào dựthảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi).