Tin Hội nghị “Kỹ năng xây dựng và hoàn thiện các chế định liên quan đến đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội” tại Ninh Bình, ngày 9-10/4
Cập nhật : 16:12 - 26/04/2024

Ngày 9-10/4, tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Ban Công tác đại biểu phối hợp với Văn phòng Quốc hội và Tổ chức Hanns Seidel Foundation Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kỹ năng xây dựng và hoàn thiện các chế định liên quan đến đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội”.


Đồng chí Đinh Việt Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình; Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu dự và đồng chủ trì Hội nghị.



Tham dự Hội nghị còn có đồng chí Nguyễn Thị Thuý Ngần, Phó Tổng Thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; đại biểu Quốc hội chuyên trách của các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và khu vực miền Trung…

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu cho biết, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV, và vừa được trình lấy ý kiến tại Hội nghị ĐBQH chuyên trách (ngày 27.3.2024). Dự kiến, Quốc hội sẽ thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy tới đây. Thực tế, qua hơn 7 năm thi hành, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 khẳng định tính đúng đắn của chính sách, chế độ BHXH theo nguyên tắc đóng - hưởng, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, an sinh xã hội và hội nhập quốc tế. 



Tuy nhiên, quá trình thực hiện luật cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế, bất cập. Trong đó, việc hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về đầu tư quỹ BHXH để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư quỹ, góp phần cân đối các quỹ BHXH, đặc biệt là quỹ BHXH dài hạn là cần thiết. Bởi vậy, hội nghị này được tổ chức nhằm cung cấp cho đại biểu Quốc hội một số kiến thức và kỹ năng cơ bản trong xây dựng, góp ý với một số quy định liên quan đến đầu tư quỹ BHXH.

Theo báo cáo của Chính phủ, quỹ BHXH hiện nay bảo đảm cân đối thu - chi. Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đối mặt với sự thay đổi lớn về đặc điểm quy mô và cơ cấu dân số già hóa. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), khi tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 đối với nam và 60 với nữ như hiện nay thì chi sẽ vượt thu vào năm 2027 và quỹ sẽ cạn kiệt vào năm 2040. Vì vậy, việc quản lý và đầu tư quỹ sinh lời sẽ là công cụ hữu hiệu góp phần hạn chế rủi ro và bảo đảm an sinh xã hội.

Phát biểu chào mừng Hội nghị, Đồng chí Đinh Việt Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Ninh Bình, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình đánh giá cao mục đích, ý nghĩa của Hội nghị, đồng thời khẳng định: Đây là cơ hội để Ninh Bình được học hỏi, trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại địa phương, tăng cường mối quan hệ gắn bó, quan tâm, giúp đỡ của Trung ương; sự liên kết, ủng hộ của các tỉnh, thành phố trong cả nước để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh theo các mục tiêu đã đề ra.



Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình cũng đã giới thiệu khái quát về lịch sử, văn hóa, vị trí địa lý, tiềm năng, thế mạnh và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó nêu rõ, thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng tỉnh vẫn có sự phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn được duy trì ở mức cao, năm 2023 đạt 7,27%, đứng thứ 23/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, từng bước công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xanh hóa. Du lịch có bước phát triển đột phá. Từ năm 2022, tỉnh Ninh Bình đã tự cân đối ngân sách và có điều tiết về ngân sách Trung ương. Đồng chí cũng thông tin một số định hướng chiến lược của tỉnh trong thời gian tới, trong đó Ninh Bình phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo.

Đồng chí Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng khẳng định: Những kết quả quan trọng mà Ninh Bình đã đạt được trong thời gian qua là sự kế thừa truyền thống văn hóa, lịch sử, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự chung sức đồng lòng của các tầng lớp nhân dân và đặc biệt là có sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan của Quốc hội, các ban, bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương, sự chia sẻ, đồng hành, phối hợp, ủng hộ của các địa phương.

Trong thời gian diễn ra Hội nghị, các đại biểu tham dự sẽ được nghe các giảng viên cao cấp, các chuyên gia truyền đạt, chia sẻ các chuyên đề về: 
- Tổng quan về cơ chế pháp lý đối với hoạt động đầu tư quỹ BHXH; 
- Kỹ năng phân tích chính sách đối với các chế định liên quan đến quản trị và quản lý rủi ro trong quá trình đầu tư quỹ BHXH; 
- Kỹ năng phân tích chính sách đối với nguyên tắc và phương thức đầu tư của quỹ BHXH; 
- Vai trò lập pháp trong xây dựng các chế định liên quan đến giám sát, kiểm soát rủi ro trong quá trình đầu tư quỹ BHXH.





Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi , thực hành các bài tập chuyên đề, hiến kế để hoàn thiện pháp luật liên quan đến đầu tư quỹ BHXH. Cụ thể, một số ý kiến đề xuất đa dạng hoá các danh mục, cơ cấu đầu tư quỹ BHXH như, đầu tư vào việc mua cổ phần của các doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận cao, ổn định; tham gia góp vốn vào một số dự án ứng dụng công nghệ cao, sản xuất năng lượng xanh… Đồng thời, quy định tỷ lệ đầu tư cho từng lĩnh vực; có cơ chế thưởng phạt cho Hội đồng quản lý quỹ BHXH; tăng cường đánh giá dự báo tài chính, hiệu quả đầu tư. Mặt khác, cần tập trung xây dựng đội ngũ nhân lực cho chuyên môn về lĩnh vực đầu tư quỹ BHXH… 



Danh sách góp ý
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK