Giới thiệu Hội nghị bồi dưỡng Kỹ năng tham mưu, phục vụ hoạt động xem xét dự án Luật của cán bộ Văn phòng
Cập nhật : 17:32 - 04/11/2024


Căn cứ Bản ghinhớ Hợp tác giữa Văn phòng Quốc hội và Tổ chức Hanns Seidel Foudation (Đức) vềDự án “Tăng cường năng lực của Văn phòngQuốc hội và năng lực lập pháp của các đại biểu Quốc hội vì mục tiêu phát triểnkinh tế - xã hội bền vững tại Việt Nam”; Ban Công tác đại biểu phối hợpcùng Văn phòng Quốc hội và Tổ chức Hanns Seidel Foudation tổ chức hội nghị tập huấn Kỹnăng tham mưu, phục vụ hoạt động xem xét dự án Luật của cán bộ Văn phòng. Trêncơ sở chỉ đạo của lãnh đạo Ban Công tác đại biểu, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểudân cử trân trọng giới thiệu một số nội dung chính của hội nghị như sau:

Về bối cảnhvà mục tiêu

Công tác thammưu có vị trí đặc biệt quan trọng trong lãnh đạo, quản lý và điều hành côngviệc của tất cả các cơ quan hành chính nhà nước. Chức năng tham mưu của vănphòng được khẳng định trong hoạt động thực tế và được quy chế hóa, thể chế hóatrong các văn bản quan trọng của các cơ quan đảng và nhà nước, cụ thể là: “Văn phòng Quốchội là cơ quan hành chính, có chức năng tham mưu tổng hợp, phục vụ Quốc hội, Ủyban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thưký Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các Ban thuộc Ủy banThường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội[1].

Với tinh thần“Tham mưu là để phục vụ, trong phục vụ có tham mưu”, trong những năm qua, trên cơ sởnhận thức đúng, đầy đủ tầm quan trọng về năng lực tham mưu của đội ngũ côngchức, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã thường xuyênquan tâm, sát sao chỉ đạo nâng cao năng lực tham mưu của đội ngũ công chức vớinhiều chủ trương, nội dung, hình thức, biện pháp phong phú, linh hoạt. Trong 09tháng năm 2024, Văn phòng Quốc hội đã tham mưu, phục vụ 24 phiên họp của Ủy banThường vụ Quốc hội; 05 kỳ họp Quốc hội để xem xét, thông qua 13 luật, 04 nghịquyết quy phạm pháp luật, cho ý kiến đối với 11 dự án luật; giám sát tối cao 01chuyên đề; phục vụ 06 đoàn giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;phục vụ tổ chức chất vấn tại các kỳ họp Quốc hội và phiên họp của Ủy ban Thườngvụ Quốc hội; tham mưu, phục vụ Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức 07 Hội nghịquan trọng; 27 phiên họp, hội nghị của Đảng đoàn cuộc hội và 2.700 cuộc họp,hội nghị, phiên họp, cuộc tiếp khách của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội…[2]

Với mục tiêu tiếptục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu phục vụ của đội ngũcán bộ, công chức Văn phòng, Ban Công tác đại biểu (trực tiếp là Trung tâm Bồidưỡng đại biểu dân cử) xây dựng nội dung Hội nghị tập huấn Kỹ năng tham mưu, phục vụ hoạt động xem xétdự án luật của cán bộ Văn phòng. Trong đó, tập trung bồi dưỡng cho cánbộ, công chức Văn phòng Đoàn ĐBQH và Hội đồng nhân dân các tỉnh/thành phố về kiếnthức và kỹ năng tham mưu, phục vụ hoạt động xem xét dự án luật, từ đó trau dồi,bổ sung kỹ năng, phương pháp công tác và kinh nghiệm trong công tác tham mưuphục vụ; nâng cao hiệu quả công tác thu thập thông tin, soạn thảo văn bản vàthực hiện các nhiệm vụ tham mưu.

Về nội dung hội nghị

Hội nghị tậphuấn dự kiến sẽ trao đổi một số nội dung chính như sau:

Nội dung 1: Khái quát về hoạt độngthẩm tra, xem xét dự án luật

Ở nội dung nàysẽ đề cập về hoạt động xem xét, thông qua Chương trình xây dựng luật; xem xét,thông qua dự án luật (thẩm quyền, đối tượng, mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, các nộidung thẩm tra; tính pháp lý của kết quả thẩm tra/ xem xét dự án luật…)

Nội dung 2: Vai trò của cán bộ Vănphòng trong tham mưu, phục vụ hoạt động thẩm tra/xem xét dự án luật

Ở nội dung nàysẽ đề cập về vai trò của cán bộ văn phòng; các hoạt động tham mưu, phục vụ củacán bộ văn phòng phục vụ hoạt động thẩm tra, xem xét dự án luật (trong giaiđoạn xem xét, thông qua Chương trình xây dựng luật; giai đoạn xem xét, thôngqua dự án luật)

Nội dung 3: Kỹ năng thu thập, tổnghợp và xử lý thông tin trong hoạt động tham mưu, phục vụ hoạt động thẩm tra/xemxét dự án luật

Tập trung đề cập đến các vấn đề:

- Yêu cầu của thông tin trong hoạt động thẩm tra/ xem xét dự án luật

- Các hìnhthức thu thập thông tin tin cậy (ưu nhược điểm cửa từng hình thức: đọc báo cáo,hồ sơ dự án luật, tổ chức giám sát, tổ chức tọa đàm, tìm kiếm nguồn thông tintrên mạng,...)

- Cách thức thu thập, tổng hợp, phân loại, đánh giá và xử lý thông tin liênquan đến dự án luật.

Nội dung 4: Kỹ năng tham mưu tổ chức cáchoạt động giám sát/ hội thảo chuyên gia phục vụ xem xét dự án luật

- Kỹ năng thammưu tổ chức các hoạt động giám sát phục vụ xem xét dự án luật.

- Kỹ năng thammưu tổ chức các hội thảo lấy ý kiến chuyên gia phục vụ xem xét dự án luật.

Nội dung 5: Kỹ năng tham mưu ý kiếnđóng góp về dự thảo luật

- Yêu cầu về ýkiến đóng góp đối với dự thảo luật.

- Xác định vấnđề và đề xuất giải pháp đối với các vấn đề của dự thảo.

- Dự thảo vănbản đóng góp ý kiến.

***Trong mỗi chuyên đề sẽ được thiết kế, bố trí thời gian hợplý giữa phần trình bày của các Báo cáo viên và phần thảo luận/thực hiện các bàitập thực hành theo nhóm.

Về thời gian, địa điểm, thành phần:

- Địa điểm: dự kiến tổ chứctại thành phố Đà Nẵng.

- Thời gian: dự kiến trong 02ngày, từ ngày 21-22/11/2024.

- Thành phần tham dự: lãnh đạo Ban Công tác đại biểu, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, côngchức Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND một số tỉnh/TP; Ban tổ chức, các báo cáo viên,các cơ quan hữu quan…

Trên đây là kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn Kỹ năngtham mưu, phục vụ hoạt động xem xét dự án luật của cán bộ Văn phòng, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử trântrọng thông báo.

 



[1]Điều 1, Nghịquyết số: 22/2022/UBTVQH15 ngày 12/7/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vănphòng Quốc hội.

[2]Báo cáo của Văn phòng Quốc hội về Kết quả công tác chủ yếu trong 9 tháng năm2024 và những nhiệm vụ trọng tâm tháng 10 và hết quý IV/2024 của Văn phòng Quốchội.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK