Giới thiệu Hội nghị bồi dưỡng Kỹ năng phân tích chính sách đối với một số chế định bảo đảm việc làm cho người lao động
Cập nhật : 14:08 - 19/09/2024

Thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021, Kế hoạch số 757/KH-UBTVQH15ngày 12/03/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội,đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2024, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thammưu giúp Ban Công tác đại biểu tổ chức Hội nghị bồi dưỡng Kỹ năng phân tích chính sáchđối với một số chế định bảo đảm việc làm cho người lao động.

 

Lao động và việc làm là một trong những quyền cơbản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp qua các thời kỳ. Hiến pháp năm 2013khẳng định: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơilàm việc”; “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việclàm cho người lao động”. Sau khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua, Quốc hội đãban hành nhiều văn bản luật nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền làmviệc của người lao động, trong đó Luật Việc làm[1]là văn bản pháp lý quan trọng quy định các chính sách hỗ trợ người lao động như:chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động; hỗ trợ người lao động tiếp cận thông tin tìm việclàm; hỗ trợ phát triển kỹ năng nghề; hỗ trợ đảm bảo một phần thu nhập, giúpngười thất nghiệp sớm quay trở lại thị trường lao động thông qua chính sách bảohiểm thất nghiệp.

Tuy nhiên, sau 09 năm triểnkhai thi hành, Luật Việc làm đã bộc lộ những khó khăn, hạn chế, không còn phù hợpvới tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong bối cảnh cách mạng côngnghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ đến việc làm và thị trường lao động. Từ thựctiễn đó, dự án Luật Việc làm (sửa đổi) dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳhọp thứ tám (tháng 10/2024). Việc tổ chức hội nghị bồi dưỡng về nội dung này sẽgóp phần hỗ trợ đại biểu Quốc hội có thêm kiến thức, kỹ năng để xem xét, thảoluận về dự thảo Luật Việc làm tại Kỳ họp thứ tám. Trên cơ sở phân tích, đánhgiá của các chuyên gia về pháp luật, lao động, việc làm, an sinh xã hội, cácđại biểu sẽ vận dụng kỹ năng phân tích chính sách để xem xét một số nội dung lớn trong dự thảo Luật Việc làm. Ngoài ra, hội nghị còn là diễnđàn để các đại biểu Quốc hội khóa trước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đạibiểu đương nhiệm nhằm giúp đại biểu nắm bắt và biết cách vận dụng một số kỹnăng cơ bản khi phân tích chính sách cụ thể cho từng lĩnh vực.

Nội dung hội nghị cơ bản theo Khung chương trình bồi dưỡng đại biểu Quốchội đã được phê duyệt, cụ thể như sau:

Nhóm nội dung 1: Tổng quan về việc làm ở Việt Nam

Chuyên đề này phân tích khái quát về việclàm, trong đó nêu những bất cập, tồn tại, hạn chế và phương hướng giải quyết.

Những vấn đề cần tập trung bao gồm:

- Khái niệm việc làm; vị trí, vai trò của chính sáchviệc làm trong phát triển kinh tế - xã hội;

- Tình hìnhlao động, việc làm tại Việt Nam (lao động có việc làm, thiếu việc làm, thấtnghiệp, trong các ngành nghề, trong các khu vực chính thức, phi chính thức…);

- Khái quát tìnhhình thực hiện các chính sách, pháp luật về việc làm;

- Xu thế việc làm, phát triển kỹ năng nghề trong bối cảnh cáchmạng công nghiệp lần thứ tư - thách thức và cơ hội.

Nhóm nội dung 2: Kỹ năng phân tích chính sách hỗ trợtạo việc làm cho người lao động

Trong chuyên đề này sẽ dự kiến các nội dung chính như sau:

- Các chính sách hỗ trợ tạo việc làm;

- Đối tượng thụ hưởng các chính sách;

- Điều kiện thụ hưởng các chính sách;

- Các chế độ thụ hưởng.

Nhóm nội dung 3: Kỹ năng phân tích chính sách hỗ trợ người lao động tìm việc làm thôngqua phát triển kỹ năng nghề và tiếp cận dịch vụ việc làm

Trong chuyên đề này sẽ dự kiến các nội dung chính như sau:

- Chính sách phát triển thịtrường lao động (đăng ký lao động, hệ thống thông tin thị trường laođộng, dịch vụ việc làm) hỗ trợ người lao động tìm việclàm;

- Chính sách phát triển kỹ năng nghề hướng tới bảođảm việc làm cho người lao động.

Nhóm nội dung 4: Kỹ năng phân tích chính sách đối vớicác chế độ bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động

Trong chuyên đề này sẽ dự kiến các nội dung chính như sau:

- Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp, các chế độ bảo hiểmthất nghiệp;

- Đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

- Mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp;

- Điều kiện hưởng, mức, thời gian, thời điểm hưởngtrợ cấp thất nghiệp;

- Các chế độ hỗ trợ về tư vấn,giới thiệu việc làm; tham gia đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghềđối với người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian, địa điểm, thành phần, phốihợp

- Thời gian: Ngày 03-04/10/2024

- Địa điểm: Thành phố Huế, tỉnhThừa Thiên - Huế.

- Thành phần: Lãnh đạo Quốc hội; lãnh đạo Ban Công tác đại biểu; đại biểuQuốc hội khóa XV; đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh/thành phố trựcthuộc trung ương; các báo cáo viên, cộng tác viên của Ban Công tác đại biểu,các Viện nghiên cứu, các trường; công chức Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hộiđồng nhân dân; đại diện một số Bộ ngành, cơ quan, đơn vị hữu quan.

Trên đây là kế hoạch Hội nghị bồi dưỡng Kỹ năng phân tích chính sách đối với một số chế định bảo đảm việclàm cho người lao động. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử trân trọng giới thiệu.

 

 



[1] Luật Việc làm số 38/2013/QH13 đượcQuốc hội khóa XI thông qua ngày 16/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2015.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK