Tin Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo” tại Đà Nẵng, từ ngày 11-12/12/2024
Cập nhật : 12:31 - 14/12/2024

Triển khai Kế hoạch số575/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân năm 2024, ngày 11-12/12/2024 tại thành phố Đà Nẵng, BanCông tác đại biểu phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tại Hà Nộitổ chức hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách,pháp luật về trí tuệ nhân tạo”.

 

Toàncảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị có đồngchí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu của Ủyban Thường vụ Quốc hội; đồng chí Trần Chí Cương, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thànhphố Đà Nẵng, cùng hơn 50 đại biểu gồm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhândân; đại diện các Ban của Hội đồng nhân dân và công chức Văn phòng đoàn đại biểuQuốc hội và Hội đồng nhân dân của 18 tỉnh/thành phố trên cả nước.

Phát biểu khai mạc Hộinghị, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểucho biết, trong những năm gần đây, sự phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạngCông nghiệp lần thứ 4, trong đó công nghệ lõi là công nghệ trí tuệ nhân tạo. Hầuhết các quốc gia phát triển hay đang phát triển đều ứng dụng trí tuệ nhân tạotrong các lĩnh vực khác nhau của đời sống, kinh tế, xã hội thu hút sự quan tâmrất lớn của Chính phủ, các doanh nghiệp và người dân.


ÔngNguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Công tác đại biểu, Ủy ban Thườngvụ Quốc hội phát biểu khai mạc Hội nghị

Theo kết quả đánh giá vàcông bố trong báo cáo “Chỉ số sẵn sàng trí tuệ nhân tạo của Chính phủ” doOxford Insight thực hiện, năm 2023, Việt Nam đứng thứ 59/193 quốc gia trên thếgiới, đứng thứ 5/10 trong khối ASEAN về khai thác ứng dụng trí tuệ nhân tạo đểvận hành và cung cấp dịch vụ, tăng một bậc so với năm 2022. Trí tuệ nhân tạođang ảnh hưởng đến chính sách và pháp luật ở nhiều chiều cạnh, từ việc thay đổiphương thức, áp dụng pháp luật đến tạo ra các thách thức mới trong khung thể chế,pháp luật và đạo đức; có thể được sử dụng để cải thiện hiệu quả trong việc thựcthi pháp luật. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ trí tuệnhân tạo, các nhà lập pháp ở hầu hết các quốc gia đang phải đối mặt với tháchthức trong việc tạo ra quy định mới để điều chỉnh việc sử dụng công nghệ này,bao gồm đảm bảo sự an toàn và độ tin cậy của các ứng dụng trí tuệ nhân tạo.


Phó Trưởng Ban Thường trựcBan Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho rằng, để thúc đẩy phát triển và ứng dụngtrí tuệ nhân tạo mang tính đột phá, Việt Nam cần quan tâm đến việc xây dựng vàban hành các biện pháp, chính sách thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịchvụ trí tuệ nhân tạo sản xuất trong nước; xây dựng hệ thống pháp luật quản lýtrí tuệ nhân tạo, trong đó quy định mức độ rủi ro, tính tin cậy, thực thi đạo đứcvà cách thức quản lý sản phẩm, ứng dụng trí tuệ nhân tạo...

Hội nghị nhằm cung cấpcho các đại biểu những thông tin tổng quát nhất về trí tuệ nhân tạo, những tácđộng của trí tuệ nhân tạo đến đời sống kinh tế - chính trị - xã hội cũng như đếnhoạt động hoạch định chính sách của các cơ quan dân cử. Hội nghị cung cấp một nềntảng về các khái niệm và khung pháp lý cần thiết để quản lý AI, nhấn mạnh tầmquan trọng của việc áp dụng AI có hiệu quả nhất. Đây còn là cơ hội để phát triểnvà hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo một cách hiệuquả và bền vững

Các đại biểu tham dự Hộinghị sẽ nghe và thảo luận về các chuyên đề: Tổng quan về trí tuệ nhân tạo và nhữngứng dụng phổ biến của trí tuệ nhân tạo; Chiến lược quản lý, điều chỉnh chínhsách AI của EU 2024 - 2030; Hoàn thiện khung pháp lý nhằm quản lý và thúc đẩy sựphát triển của công nghệ AI tại Việt Nam; Trí tuệ nhân tạo (AI): Cơ hội và rủiro; AI và lao động, việc làm: cơ hội, thách thức và một số khuyến nghị chínhsách.


Cácđại biểu trao đổi, thảo luận tại Hội nghị

Các đại biểu cũng đượcnghe chia sẻ kinh nghiệm của Anh về xây dựng khung chính sách trí tuệ nhân tạo;hoàn thiện khung pháp lý nhằm quản lý và thúc đẩy sự phát triển của công nghệAI tại Việt Nam; tác động của công nghệ AI đối với thị trường việc làm và lao độngcủa Việt Nam; giải pháp chính sách. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng được thamgia thảo luận, thực hành và nghe chia sẻ kinh nghiệm từ các báo cáo viên làchuyên gia về trí tuệ nhân tạo trong nước và quốc tế.

Danh sách góp ý
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK