Giới thiệu nội dung Hội nghị “Kỹ năng phân tích chính sách đối với các chế định liên quan đến quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội”
Cập nhật : 15:54 - 30/08/2023

Qua 6 năm thực hiện, Luật Bảo hiểm xã hội đã thu được thành tựu nhất định về mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2016 vẫn còn những vấn đề cần được sửa đổi đáp ứng điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước như: Thời gian đóng bảo hiểm dài, diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp, diện bao phủ đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội còn thấp, chế tài đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa cao v.v…

Theo tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy của Ban chấp hành trung ương Khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật. Đồng thời tạo khung pháp lý thông thoáng, linh hoạt hơn về đăng ký, quản lý tham gia, thụ hưởng các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo đảm lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động trong quá trình tham gia và hưởng thụ các quyền lợi về bảo hiểm xã hội.

Theo Chương trình xây dương Luật, pháp lệnh năm 2023 của Quốc hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội sẽ được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp tháng 10/2023. 

Nhằm giới thiệu cho các đại biểu dân cử một số nội dung cụ thể về kiến thức và kỹ năng trong phân tích chính sách đối với các chế định liên quan đến quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội, Ban Công tác đại biểu (trực tiếp là Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử) dự kiến tổ chức Hội nghị “Kỹ năng phân tích chính sách đối với các chế định liên quan đến quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội”. Hội nghị còn là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội khóa trước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đại biểu đương nhiệm, nhằm giúp đại biểu nắm bắt và biết cách vận dụng một số kỹ năng cơ bản nhất khi phân tích chính sách cụ thể cho từng lĩnh vực.

Hội nghị “Kỹ năng phân tích chính sách đối với các chế định liên quan đến quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội” gồm các chuyên đề cụ thể như sau:

Chuyên đề 1: Tổng quan về quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội
Chuyên đề gồm các nội dung chính như sau:
- Khái quát khuôn khổ chính sách, pháp luật liên quan đến quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội
- Nội dung các quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tự nguyện.
- Quyền tham gia bảo hiểm xã hội của một số nhóm người yếu thế (lao động nữ, lao động di cư, lao động phi chính thức).
- Vai trò, trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội.
- Mối quan hệ/tương quan giữa quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội với lợi ích của người sử dụng lao động và quản lý Nhà nước. 

Bài tập thực hành: Kỹ năng phân tích chính sách, kỹ năng lập pháp trong các tình huống, quy định cụ thể của dự thảo luật sửa đổi, bổ sung như: 
+ Phân tích, hoàn thiện một điều luật cụ thể theo dự thảo luật ví dụ: Khoản 3 Điều 6 Luật Bảo hiểm xã hội “Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.
+ Nghiên cứu xây dựng các quy định liên quan đến những đối tượng đặc biệt:
Đối với những trường hợp kết án có thời hạn họ có được hưởng lương hưu theo tỷ lệ thời gian tham gia bảo hiểm xã hội hay không?
Đối với những người bị kết án tử hình họ có được hưởng chế độ tử tuấn đối với thời gian tham gia đóng bảo hiểm hay không? Quy định về vấn đề này sẽ được tiến hành theo trình tự thủ tục nào?
Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bị tòa án tuyên bố là đã chết, nhưng sau nhiều năm họ trở về thì họ có được hưởng chế độ tử tuấn hay không?

Chuyên đề 2: Kỹ năng phân tích chính sách đối với quyền của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Chuyên đề gồm các nội dung chính như sau:
- Đối tượng tham gia bảo hiểm mở rộng
- Thời hạn tham gia bảo hiểm
- Chế độ chi trả bảo hiểm (lương hưu, chế độ thai sản, tai nạn nghề nghiệp, thất nghiệp, tử tuất.v.v..)
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi làm ảnh hưởng đến quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Bài tập thực hành: Áp dụng kiến thức, kỹ năng được báo cáo viên truyền đạt để phân tích, hoàn thiện một số nội dung: Phân tích đánh giá đối với quy định liên quan đến hình thức rút bảo hiểm một lần của người tham gia bảo hiểm (tại chương V về bảo hiểm xã hội bắt buộc).

Chuyên đề 3: Kỹ năng phân tích chính sách đối với quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Chuyên đề gồm các nội dung chính như sau:
- Đối tượng tham gia bảo hiểm (Tiêu chí xác định đối tượng, điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.)
- Mức đóng bảo hiểm: xem xét đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Thời hạn tham gia bảo hiểm
- Chế độ chi trả bảo hiểm (lương hưu, tử tuất.v.v…=> cần bổ sung thêm chế độ nào?)
- Hình thức hưởng: hưởng hàng tháng, hưởng một lần và phương thức được hưởng (100% hay 50%)

Bài tập thực hành: Áp dụng kiến thức, kỹ năng được báo cáo viên truyền đạt để phân tích, hoàn thiện một số nội dung: Phân tích chính sách đối với người lao động chưa thành niên (từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi) muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp không có hợp đồng lao động (Ví dụ ở nhà làm nông nghiệp) 

Chuyên đề 4: Phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến trợ cấp hưu trí xã hội và bảo hiểm hưu trí bổ sung
Chuyên đề gồm các nội dung chính như sau:
- Đối tượng thụ hưởng chế độ
- Điều kiện thụ hưởng
- Thời hạn được hưởng
- Hình thức trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội
- Chế độ được hưởng trợ cấp.

Bài tập thực hành: Áp dụng kiến thức, kỹ năng được báo cáo viên truyền đạt để phân tích, hoàn thiện một số nội dung: Phân tích đánh giá về liên kết tầng nhằm bảo đảm chế độ cho người được hướng theo thời gian, mức đóng bảo hiểm xã hội (các điều quy định tại Chương III: Trợ cấp hưu trí xã hội và tại Mục 3 chương V về chế độ hưu trí, và mục 2 chương VI về chế độ trợ cấp hưu trí).

Hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tích chính sách đối với các chế định liên quan đến quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội” dự kiến được tổ chức tại 02 miền. Thời gian cụ thể như sau:
- Tại TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: ngày 7-8/9/2023. 
- Tại TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế:  ngày 21-22/9/2023.

Trung tâm Bồi dưỡng ĐBDC trân trọng giới thiệu dự kiến nội dung Hội nghị tới các quý đại biểu.

TTBD.
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK