Hội nghị bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang, ngày 16-17/8/2023
Cập nhật : 11:05 - 16/08/2023
Triển khai kế hoạch công tác năm 2023, trong 2 ngày 16 và 17 tháng 8 năm 2023, tại tỉnh Hậu Giang, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 của tỉnh.




Về phía Ban Công tác đại biểu, có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Công tác đại biểu; đồng chí Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; các Báo cáo viên: Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông; Ông Chu Xuân Khánh, Giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia; Ông Vũ Văn Họa, Nguyên Phó Tổng Kiểm toán nhà nước …



Về phía lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, có sự tham dự của đồng chí Mã Thị Tươi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cấp tỉnh, cán bộ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân và lãnh đạo các Ban Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 của tỉnh Hậu Giang. 


 
Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu cho biết, năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, nhu cầu được bổ sung kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân ở các địa phương là rất lớn. Tính đến nay Ban Công tác đại biểu nhận được đề nghị phối hợp của Thường trực Hội đồng nhân dân 46 tỉnh, thành phố để tổ chức 50 hội nghị bồi dưỡng cho đại biểu Hội đồng nhân dân của tỉnh mình. Trong nhiệm kỳ 2021 - 2026, đây là lần thứ hai Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang đề nghị Ban Công tác đại biểu phối hợp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân của tỉnh. Năm ngoái hội nghị tập trung bồi dưỡng các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng xây dựng báo cáo thẩm tra kinh tế - xã hội, kỹ năng thẩm tra các chính sách về an sinh xã hội, tư pháp, ngân sách nhà nước. Năm nay, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chú trọng bồi dưỡng cho đại biểu các kỹ năng hoạt động chuyên sâu trong các lĩnh vực như: đầu tư công, quản lý đô thị, cải cách hành chính.
Ban Công tác đại biểu đánh giá rất cao sự quan tâm của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đối với việc nâng cao năng lực và chất lượng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân của tỉnh, khẳng định sẽ tiếp tục phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức thêm các lớp bồi dưỡng cho đại biểu trong các năm tiếp theo. 


 
Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ được nghe báo cáo viên trao đổi các chuyên đề:
Chuyên đề 1: Đô thị hóa và chuyển đổi số: Hội đồng nhân dân địa phương trong tiến trình quản trị đô thị hóa, xây dựng đô thị thông minh trong bối cảnh chuyển đổi số
Chuyên đề 2: Hội đồng nhân dân trong thực hiện cải cách hành chính gắn xây dựng chính quyền điện tử
Chuyên đề 3: Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực đầu tư công
Nội dung hội nghị bồi dưỡng tại mỗi chuyên đề được thiết kế đan xen giữa cung cấp kiến thức và nhấn mạnh kỹ năng cần thiết cho đại biểu trong quá trình hoạt động. Các báo cáo viên là các nhà nghiên cứu, giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực với nhiều kinh nghiệm hoạt động hy vọng sẽ đáp ứng được mong đợi của quý đại biểu. Chúng tôi mong muốn hội nghị có sự tham gia thảo luận, phát biểu, chia sẻ kinh nghiệm của các đại biểu dự hội nghị để tạo nên không khí sôi nổi, tích cực.


 
Ở Chuyên đề Đô thị hóa và chuyển đổi số: Hội đồng nhân dân địa phương trong tiến trình quản trị đô thị hóa, xây dựng đô thị thông minh trong bối cảnh chuyển đổi số, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông đã giới thiệu những vấn đề cơ bản về Chuyển đổi số cho đại biểu Hội đồng nhân dân; vai trò của chuyển đổi số trong việc giải quyết các thách thức của đô thị hóa và quản trị đô thị; xây dựng đô thị thông minh và ứng dụng công nghệ số để giải quyết các bài toán của đô thị trong quá trình phát triển. Nội dung chính tập trung vào các vấn đề về Đô thị hóa, Chính phủ số và Dữ liệu số, đặc biệt ở cấp độ địa phương. Trong chuyển đổi số hiện nay, dữ liệu số đóng vai trò đặc biệt quan trọng – được coi như nhân tố sản xuất mới (bên cạnh lao động, đất đai, vốn – là những nhân tố sản xuất chính cần có cho mọi hoạt động kinh tế). Đối với nền kinh tế số, dữ liệu được coi như ‘mỏ dầu mới’, là ‘trái tim’ của chuyển đổi số. Dữ liệu cũng là ‘tài nguyên’ giúp phát triển các giải pháp giải quyết các ‘bài toán’ trong tiến trình phát triển và quản trị đô thị. 
Trao đổi với các đại biểu, Ông Chu Xuân Khánh, Giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia chia sẻ về chuyên đề Hội đồng nhân dân trong thực hiện cải cách hành chính gắn xây dựng chính quyền điện tử. Các đại biểu sẽ được chia sẻ tổng quan về Cải cách hành chính nhà nước và Xây dựng chính quyền điện tử…

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK