Hội nghị bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định, ngày 02-3/8/2023
Cập nhật : 17:33 - 01/08/2023

Triển khai kế hoạch công tác năm 2023, trong hai ngày 02 và 03 tháng 8 năm 2023, tại thành phố Quy Nhơn, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị bồi dưỡng nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 của tỉnh Bình Định.


Về phía lãnh đạo tỉnh Bình Định, có sự tham dự của đồng chí Đoàn Văn Phi - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh khai mạc Hội nghị; đồng chí Huỳnh Thúy Vân - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định.

Về phía Ban Công tác đại biểu, có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Công tác đại biểu; đồng chí Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; các Báo cáo viên: TS. Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương; PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân, Nguyên Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ; TS. Lê Văn Hoạt, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội; đồng chí Hà Công Long, Nguyên Phó Trưởng Ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội …



Tham dự Hội nghị tập huấn có hơn 200 đại biểu là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh cấp tỉnh, cán bộ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân và lãnh đạo các Ban Hội đồng nhân dân cấp huyện nhiệm kỳ 2021 - 2026 của tỉnh Bình Định.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Đoàn Văn Phi cho biết: Bình Định nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, là 1 trong 5 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Năm 2022, kinh tế của tỉnh Bình Định tiếp tục tăng trưởng, ước tính tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 8,57%, trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,26%, công nghiệp và xây dựng tăng 8,55% (riêng công nghiệp tăng 9,29%), dịch vụ tăng 12,61%. Cơ cấu kinh tế: nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 28,4% (cùng kỳ 29,38%), công nghiệp-xây dựng chiếm 29,08% (cùng kỳ 29,09%), dịch vụ chiếm 38,14% (cùng kỳ 37,02%)… 



Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 26-NQ/TW, Bình Ðịnh xây dựng, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng, trong đó, tập trung phát huy hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, cơ hội nổi trội và khác biệt.

Ðể tạo tiền đề, tỉnh tập trung hoàn thiện Quy hoạch tỉnh Bình Ðịnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, tập trung điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới đề án phát triển các ngành, lĩnh vực phù hợp định hướng phát triển không gian đã được phê duyệt; ưu tiên các nguồn lực để phát triển năm trụ cột tăng trưởng, gồm: Công nghiệp; du lịch; dịch vụ cảng và logistics, bao gồm cảng biển và cảng hàng không; phát triển nông, lâm nghiệp-thủy sản dựa trên công nghệ cao; phát triển kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.

Hiện nay, Bình Định đã và đang tập trung các nguồn lực đẩy nhanh tốc độ đầu tư xây dựng theo quy hoạch 8 Khu công nghiệp (chưa tính các Khu công nghiệp trong Khu Kinh tế Nhơn Hội) với tổng diện tích quy hoạch là 1.761 ha, 37 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.519,37 ha, đặc biệt là Khu kinh tế Nhơn Hội (12.000 ha, trong đó có 1.300 ha khu công nghiệp); tập trung xây dựng Thành phố Quy Nhơn (đô thị loại I thuộc tỉnh) trở thành trung tâm tăng trưởng phía Nam của vùng và đầu mối giao thông phục vụ trực tiếp cho khu vực miền Trung - Tây Nguyên; xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng lớn để gắn kết với các khu vực lân cận theo trục Bắc - Nam và Đông Tây; phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế là công nghiệp chế biến lâm - nông - thuỷ sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, giày da, may mặc, cơ khí, cảng biển nước sâu, sản xuất lắp ráp đồ điện, điện tử, sản xuất điện, phát triển du lịch, dịch vụ hàng hải, thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính, viễn thông....

Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định nhấn mạnh: Thời gian qua, vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp từng bước được nâng lên, nhất là trong công tác quyết định và giám sát các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, thực tế chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân vẫn còn những hạn chế nhất định, cần tiếp tục được nâng cao trong thời gian tới. Do đó, Hội nghị này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ cung cấp thông tin, cập nhật những kiến thức mới mà còn tạo điều kiện cho các đại biểu Hội đồng nhân dân trao đổi phương pháp, kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động; giúp các đại biểu Hội đồng nhân dân phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của người đại biểu dân cử, xứng đáng là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.



Để Hội nghị đạt kết quả cao, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định yêu cầu các đại biểu tham dự đầy đủ, tiếp thu nghiêm túc, nắm chắc các chuyên đề, để sau Hội nghị áp dụng ngay vào thực tiễn hoạt động. Đồng chí cũng đề nghị các báo cáo viên trong quá trình báo các các chuyên đề cần lồng ghép giữa lý thuyết và thực tiễn để các đại biểu tiếp thu kiến thức có hiệu quả.

Trong 02 ngày diễn ra Hội nghị, các đại biểu sẽ được truyền đạt những nội dung chính sau: Kỹ năng quyết định và giám sát trong lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo; Kỹ năng quyết định và giám sát trong lĩnh vực tư pháp; Kỹ năng quyết định và giám sát trong lĩnh vực dân tộc, tôn giáo; Kỹ năng quyết định và giám sát trong lĩnh vực ngân sách nhà nước …

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK