Hội nghị bồi dưỡng dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang, ngày 31/7/2023
Cập nhật : 13:54 - 31/07/2023
Thực hiện chương trình công tác năm 2023, ngày 31/7/2023, tại Thành phố Bắc Giang, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách nhiệm kỳ 2021 - 2026 của tỉnh Bắc Giang.

Tham dự hội nghị, về phía Ban Công tác đại biểu có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng ban Thường trực, Ban Công tác đại biểu; đồng chí Trịnh Ngọc Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; các Báo cáo viên: ông Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa XIV; ông Ngô Tự Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội khóa XII, Nguyên Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu …



Về phía lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, đồng chí Lâm Thị Hương Thành, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh BẮc Giang chủ trì Hội nghị. Hội nghị còn có sự tham dự của đồng chí Nghiêm Xuân Hưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang và hơn 100 đại biểu, gồm Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân các huyện, lãnh đạo các Ban Hội đồng nhân dân huyện, cán bộ Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang. 

Phát biểu khai mạc, đồng chí Lâm Thị Hương Thành Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang cho biết: Từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến nay, hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã có nhiều đổi mới trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, đã tổ chức thành công 11 kỳ họp (trong đó: có 01 kỳ họp thứ nhất về công tác tổ chức cán bộ, 5 kỳ họp thường lệ, 5 kỳ họp chuyên đề), ban hành 174 nghị quyết, trong đó có 157 nghị quyết quy phạm pháp luật và các nghị quyết về biện pháp, chính sách nhằm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các nghị quyết do Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp, các ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra. Đồng thời, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo đổi mới toàn diện trên các mặt công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chung, như: Đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, tập trung vào những vấn đề lớn cần xin ý kiến rộng rãi, trực tiếp đến đối tượng chịu sự tác động để xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ phù hợp; Nâng cao chất lượng tổ chức các phiên giải trình, chất vấn của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh bằng “hình ảnh, phóng sự” trực quan, đảm bảo khách quan, toàn diện; Chỉ đạo ban hành bộ quy trình giải quyết công việc, trong đó thực hiện có hiệu quả quy trình giám sát chuyên đề của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND đảm bảo theo đúng các quy định của pháp luật, đồng thời “rõ việc - rõ trách nhiệm” trong triển khai thực hiện.... 



Trong các hoạt động đổi mới đó, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh luôn chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, đặc biệt là đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách. Do đó, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh đã phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức 2 lớp bồi dưỡng cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; thường xuyên phân công các thành viên tham dự các hội nghị, hội thảo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức; tổ chức cho các đại biểu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân (chuyên trách) của các huyện, thành phố, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo các Ban, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh dự thính các kỳ họp của Quốc hội. Qua đó trau dồi, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác Hội đồng nhân dân chuyên trách.

Việc tổ chức lớp bồi dưỡng, cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới, trao đổi phương pháp, kỹ năng và kinh nghiệm hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân là cơ hội rất quý để các đại biểu được tiếp cận với những nội dung mang tính chuyên sâu kết hợp với kinh nghiệm từ hoạt động thực tế của các đồng chí có thời gian dài tham gia trong lĩnh vực dân cử, giúp đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách tăng cường hoạt động để làm tròn trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trong thời gian Hội nghị, đại biểu tham dự sẽ được các báo cáo viên truyền đạt, chia sẻ về các nội dung: Kỹ năng thu thập, phân tích, sử dụng thông tin phục vụ giám sát và kỹ năng tổ chức hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực đầu tư công; Kỹ năng giám sát của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực cải cách hành chính … Trong đó, tập trung vào một số vấn đề về khái niệm, nguyên tắc quản lý đầu tư công; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân trong giám sát lĩnh vực này. Ngoài ra, các đại biểu được tiếp cận với những phương pháp, cách thức đánh giá, giám sát đầu tư công của một số tỉnh, thành phố trong nước để so sánh và liên hệ với thực tế tại địa phương.



Phát biểu bế mạc Hội nghị, đồng chí Lâm Thị Hương Thành nhấn mạnh, thời gian tới, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức giám sát chuyên đề theo mô hình liên cấp, do đó việc tạo sự đồng bộ, thống nhất trong nhận thức, tư duy, kỹ năng giám sát của các đại biểu Hội đồng nhân dân, nhất là các đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách sẽ là một mắt xích rất quan trọng trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang tin tưởng sau Hội nghị này, ngoài những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã được tiếp thu, các vị đại biểu cần tiếp tục nghiên cứu, không ngừng trau dồi, tự trang bị và rèn luyện cho mình thêm nhiều kỹ năng trong hoạt động của Hội đồng nhân dân, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức giám sát; sâu sát cơ sở, bản lĩnh và sắc xảo hơn trong hoạt động thẩm tra, giám sát để góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân; xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của cử tri và nhân dân.

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang yêu cầu Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tập hợp, hệ thống hóa tài liệu tập huấn để đăng tải trên cổng thông tin làm cơ sở cho đại biểu HĐND các cấp nghiên cứu, vận dụng; đề nghị Thường trực HĐND các huyện, thành phố tổ chức phổ biến các kiến thức, kỹ năng thu được trong hội nghị tập huấn ngày hôm nay đến các đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã để góp phần nâng cao hơn chất lượng tham gia hoạt động của các đại biểu HĐND.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK