Giới thiệu nội dung Hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tích chính sách liên quan đến vấn đề xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước”
Cập nhật : 14:33 - 19/07/2023

Thực hiện Kế hoạch số 419/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2023, Ban Công tác đại biểu xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tích chính sách đối với một số vấn đề liên quan đến xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước”. 
Cụ thể như sau:

1. Mục đích Hội nghị

Hội nghị “Kỹ năng phân tích chính sách đối với một số vấn đề liên quan đến xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước” nhằm giới thiệu cho các đại biểu dân cử một số nội dung cụ thể về kiến thức và kỹ năng trong phân tích chính sách đối với các quy định liên quan đến xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước. Ngoài ra, hội nghị còn là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội khóa trước trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đại biểu đương nhiệm, giúp  nắm bắt và biết cách vận dụng một số kỹ năng cơ bản nhất khi phân tích chính sách đối với từng nội dung cụ thể.

2. Nội dung Hội nghị

Nội dung hội nghị được xây dựng trên cơ sở Khung Chương trình bồi dưỡng cả nhiệm kỳ, Kế hoạch bồi dưỡng đại biểu Quốc hội năm 2023 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt, cụ thể:

Nhóm nội dung 1: Tổng quan về xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước
Gồm các nội dung:
- Khái niệm; sự cần thiết của xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Vai trò của Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong xã hội hóa lĩnh vực tài nguyên nước.
- Một số hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên nước có thể xã hội hóa. 
- Xác định tiêu chí, mức độ bảo vệ an ninh nguồn nước trong tiến trình xã hội hóa ngành nước. 
- Quy hoạch tài nguyên nước trong mối quan hệ với xã hội hóa. 

Nhóm nội dung 2: Phân tích chính sách bảo vệ và phát triển nguồn nước theo phương thức xã hội hóa.
Gồm các nội dung:
- Tỷ lệ xã hội hóa trong ngành nước và xác định vai trò của Nhà nước nhằm bảo vệ, phát triển nguồn nước.
- Cơ sở xác định tiêu chí bảo vệ và phát triển nguồn nước trong xã hội hóa ngành nước gồm: cơ sở pháp lý, các chính sách liên quan, trong đó xác định khả năng sẵn có của nước; các quyền về nước; chất lượng nước; xung đột, hòa bình; quản lý rủi ro, thiên tai liên quan đến nước.
- Tiêu chí xác định số lượng và chất lượng nước phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và môi trường ở hiện tại và tương lai.
- Mức độ, phạm vi xã hội hóa đối với phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm cạn kiệt, xử lý nước thải tái sử dụng.
- Mức độ, phạm vi xã hội hóa hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy đối với nước mặt (rừng, hồ chứa nước, vùng ven sông, lòng bờ bãi sông, hồ ao, đầm phá), nước mưa, nước dưới đất; xã hội hóa đối với phát triển nguồn nước; bảo vệ lòng, bờ, bãi sông.

Nhóm nội dung 3: Phân tích chính sách một số vấn đề liên quan đến tài chính về tài nguyên nước
Gồm các nội dung:
- Xác định phạm vi và đối tượng chịu tách động về tài chính trong xã hội hóa ngành nước (xử lý các mâu thuẫn lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước). 
- Xác định giá trị của nước đối với các lĩnh vực sử dụng tổng hợp nguồn nước.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư phát triển nguồn nước trong xã hội hóa ngành nước. 
- Giám sát hạch toán kinh tế trong quá trình quản lý khai thác tổng hợp nguồn nước, trên cơ sở định giá nước một cách hợp lý.
- Ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động bảo vệ, phát triển và phục hồi nguồn nước và đa dạng hóa các nguồn lực cho bảo vệ, phát triển, trữ nước, phục hồi nguồn nước.

Nhóm nội dung 4: Phân tích chính sách các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới góc độ xã hội hóa
Gồm các nội dung:
- Đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong mối quan hệ với xã hội hóa.
- Nội dung cụ thể của xã hội hóa trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, cho thủy điện, cho sản xuất muối và nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy, thăm dò nước dưới đất và hành nghề khoan nước dưới đất v.v…
- Xác định tiêu chí của một dự án được đưa vào xã hội hóa ngành nước phục vụ phát triển, tích trữ và phục hồi nguồn nước, xử lý nước thải tái sử dụng v.v…
- Đánh giá khả năng tiếp cận nguồn nước và hiệu quả sử dụng nước từ việc xã hội hóa.
- Kinh tế tuần hoàn tài nguyên nước và tái sử dụng nước và vai trò của xã hội hóa đối với vấn đề này.
- Giám sát, phòng, chống tác hại do nước gây ra từ khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong quá trình xã hội hóa. 

Trong mỗi nhóm nội dung, Hội nghị bồi dưỡng sẽ dành khoảng thời gian thích hợp để các đại biểu tham dự cùng thảo luận, thực hành các bài tập về kỹ năng theo nhóm đối tượng liên quan. 

3. Thành phần, thời gian, địa điểm tổ chức Hội nghị

Thành phần tham dự: Lãnh đạo Quốc hội; lãnh đạo Ban Công tác đại biểu; đại biểu Quốc hội khóa XV; đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các báo cáo viên, cộng tác viên của Ban Công tác đại biểu, các Viện nghiên cứu, các trường; công chức Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các tỉnh; đại diện một số Bộ ngành, cơ quan, đơn vị hữu quan …

Thời gian: dự kiến tổ chức trong hai ngày, 03-04/08/2023. 

Địa điểm: dự kiến tổ chức tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Trên đây là dự kiến nội dung Hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng phân tích chính sách đối với một số vấn đề liên quan đến xã hội hóa trong lĩnh vực tài nguyên nước”. Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu trân trọng giới thiệu tới các quý vị đại biểu.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK