Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân tại tỉnh Đăk Lăk, ngày 24-25/5/2023
Cập nhật : 9:39 - 24/05/2023

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2023, trong hai ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2023, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Công tác đại biểu, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Lăk tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kỹ năng hoạt động dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Đăk Lăk. Đồng chí Huỳnh Thị Chiến Hòa, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Lăk dự và chỉ đạo Hội nghị.

Tham dự Hội nghị còn có: đồng chí Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, các Báo cáo viên: Ông Vũ Văn Họa, Nguyên Phó Tổng Kiểm toán nhà nước; Ông Phạm Đình Cường, Nguyên Cục trưởng Cục  Công sản, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính; Ông Ngô Tự Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội khóa XII,  Nguyên Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu; Ông Nguyễn Thanh Xuân, Nguyên Phó Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ … và hơn 120 đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cán bộ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Lăk.



Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử nhấn mạnh: Để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV, với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội, hoạt động bồi dưỡng được quy định trong Nghị quyết số 21/2022/UBTVQH15 về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Công tác đại biểu. Trên cơ sở đó, Kế hoạch số 419/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2023 đã được triển khai thực hiện, bám sát kế hoạch, chương trình hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Việc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử phối hợp cùng Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh tổ chức các Hội nghị bồi dưỡng dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã được thực hiện trong 3 nhiệm kỳ gần đây, trở thành hoạt động điểm nhấn và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. 



Tại Hội nghị này, các đại biểu Hội đồng nhân dân của tỉnh Đăk Lăk sẽ được nghe các Báo cáo viên truyền đạt, chia sẻ về các nôi dung: Kỹ năng giám sát và quyết định của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực đầu tư công; Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực đất đai; Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực tư pháp; Hội đồng nhân dân các cấp với công tác dân tộc, tôn giáo ở các địa phương hiện nay … 

Chuyên đề Kỹ năng giám sát và quyết định của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực đầu tư công đề cập đến các nội dung chính như: khái quát chung về đầu tư công; quy trình phân bổ và tổng hợp kế hoạch đầu tư công; một số sai sót thường gặp trong hoạt động đầu tư công; hoạt động giám sát trong lĩnh vực đầu tư công ở trung ương và địa phương, trong đó, giám sát của Hội đồng nhân dân trong đầu tư công cần phải chú ý bám sát các nội dung sau: (1) Giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố về kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước ở địa phương; (2) Giám sát quá trình chỉ đạo thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm đã được Hội đồng nhân dân thông qua; (3) Giám sát chi phí tài chính, thanh quyết toán trong quá trình thực hiện dự án; đánh giá dựa vào kết quả đầu ra của dự án; (4) Giám sát việc thực hiện các cơ chế chính sách và giải pháp đã được Hội đồng nhân dân thông qua…

Chuyên đề Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực đất đai giúp các đại biểu tham dự nắm rõ hơn về: những văn bản luật quan trọng liên quan đến vấn đề đất đai; một số vấn đề đáng chú ý trong quá trình thực hiện các quy định pháp luật về đất đai: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi đất; giá đất; một số vấn đề cần nghiên cứu, bổ sung trong quá trình thực hiện pháp luật đất đai hiện hành và tham gia dự thảo Luật Đất đai sửa đổi như: Khung giá đất và bảng giá đất; Bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; Về quỹ phát triển đất…

Chuyên đề Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực tư pháp đề cập đến các nội dung: cơ sở pháp lý của việc Hội đồng nhân dân giám sát hoạt động tư pháp; phạm vi, nguyên tắc, yêu cầu của giám sát hoạt động tư pháp; các hình thức giám sát: Xem xét báo cáo công tác của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp; Xem xét việc trả lời chất vấn của Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân; Giám sát chuyên đề về hoạt động tư pháp; Giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc giải quyết các vụ án cụ thể. Chuyên đề này cũng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát tư pháp của Hội đồng nhân dân. 

Chuyên đề Hội đồng nhân dân các cấp với công tác dân tộc, tôn giáo ở các địa phương hiện nay cung cấp cho đại biểu nhưng vấn đề về: Chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và nhà nước đang triển khai; Các nội dung cụ thể của chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; Những điều cần quan tâm trong công tác dân tộc, công tác tôn giáo… Nội dung của chuyên đề khẳng định: Từ những thông tin về dân tộc, tôn giáo, về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với dân tộc, tôn giáo thời kỳ đổi mới, những thành tựu, những vấn đề đặt ra và những điều cần quan tâm khi thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo, đồng thời dựa trên thực tế vấn đề dân tộc, tôn giáo và việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo ở địa phương, Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo theo quy định.



Phát biểu bế mạc lớp bồi dưỡng, đồng chí Lê Văn Cường, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đăk Lăk khẳng định: Các chuyên đề của lớp bồi dưỡng là những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mang tính chuyên môn sâu, rất thiết thực, cụ thể để đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh học tập, tiếp thu, vận dụng vào thực tiễn công việc; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, xứng đáng với sự tin tưởng, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK