Hội nghị Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, ngày 27/4/2023
Cập nhật : 11:01 - 26/04/2023

Sáng ngày 27 tháng 4 năm 2023, tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2023.

Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Như Khôi, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An và các báo cáo viên: đồng chí Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật; đồng chí Bùi Đức Thụ, Nguyên Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu… và khoảng 7.246 đại biểu ba cấp của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An. Hội nghị bồi dưỡng được tổ chức với hình thức trực tiếp và trực tuyến đến 21 điểm cầu ở tất cả các huyện, thị xã của tỉnh Nghệ An. Tại điểm cầu trung tâm của tỉnh Nghệ An có sự tham gia bồi dưỡng trực tiếp của gần 200 đại biểu.



Trong hai ngày Hội nghị, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ được nghe các Báo cáo viên trình bày về một số nội dung như: kỹ năng tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, giám sát của Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân; kỹ năng phân tích chính sách, đánh giá tác động của chính sách trong ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân…

Các chuyên đề trình bày tại Hội nghị đều khẳng định: Trong những năm qua, cùng với sự đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp cũng không ngừng đổi mới, nhờ vậy đã đem lại nhiều kết quả quan trọng; vị thế, vai trò của Hội đồng nhân dân không ngừng được nâng cao, đóng góp lớn trong việc ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, trước đòi hỏi ngày càng lớn của thực tiễn, của quá trình đẩy mạnh cải cách, phát triển nhanh, bền vững của đất nước, hoạt động của Hội đồng nhân dân cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế, bất cập. Để đáp ứng được yêu cầu đó, việc nghiên cứu kỹ năng tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân; giám sát của Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân là hết sức cần thiết; hoạt động phân tích chính sách, đánh giá tác động của chính sách trong ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cần được coi trọng nhằm tăng hiệu quả thực chất việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân.

Trong bất kỳ hình thức giám sát nào của Hội đồng nhân dân, đều phải tuân thủ các nguyên tắc: (1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm đúng nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và Nghị quyết số 594 /NQ-UBTVQH15, ngày 12 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân. (2) Không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. (3) Được tiến hành thường xuyên, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả. (4) Báo cáo kết quả giám sát kịp thời và đúng thời hạn; chú trọng công tác theo dõi, đôn đốc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát. (5) Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.



Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân tham gia vào quá trình xây dựng và quyết định chính sách dưới hình thức nghị quyết chứa quy phạm pháp luật vừa là quyền hạn vừa là trách nhiệm. Thông thường, người đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện việc phân tích, đánh giá tác động của chính sách trong các khả năng.

Thứ nhất là nhận diện các vấn đề thực tiễn để tham gia đề xuất, xây dựng chương trình ban hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân hàng năm và chương trình nghị sự cho mỗi kỳ họp của Hội đồng nhân dân. 
Thứ hai là có thể tự mình thực hiện quyền sáng kiến pháp luật với việc tự đề xuất một dự thảo nghị quyết để giải quyết một vấn đề thực tiễn đang đặt ra trên địa bàn. Cả hai khả năng này đều đòi hỏi người đại biểu phải tiến hành nhận diện chính sách để phân tích, đánh giá.
Thứ ba là tham gia vào các giai đoạn xem xét, thảo luận, thông qua các dự thảo nghị quyết do các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trình Hội đồng nhân dân.

Trong nội dung trình bày tại Hội nghị, các báo cáo viên cũng đề cao vai trò của việc đánh giá tác động của chính sách trong ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Đánh giá tác động của chính sách là việc phân tích, dự báo tác động của chính sách đang được xây dựng đối với các nhóm đối tượng khác nhau, nhằm lựa chọn phương pháp tối ưu thực hiện chính sách. Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết, mục tiêu của chính sách, giải pháp để thực hiện chính sách, tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí; lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của sự lựa chọn.



Hôi nghị cũng đã dành thời gian để các Báo cáo viên và đại biểu dự Hội nghị trao đổi, thao luận, hỏi đáp về những vấn đề còn vướng mắc, những khó khăn thường gặp trong hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp; từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng và của Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh Nghệ An nói chung.

Bế mạc Hội nghị, đồng chí Nguyễn Như Khôi, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An đánh giá cao sự tham gia nghiêm túc, trách nhiệm của các đại biểu và yêu cầu các đại biểu cần tiếp tục nghiên cứu, áp dụng những kiến thức, kỹ năng đã được tập huấn, bồi dưỡng vào hoạt động thực tế của đại biểu. Đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An khẳng định: trong nhiệm kỳ 2021-2026 này, hàng năm, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An sẽ tiếp tục quan tâm và lập kế hoạch, phối hợp cùng Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử xây dựng các chương trình bồi dưỡng, tập huấn cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp của tỉnh.

TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK