Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu HĐND các cấp năm 2023 tại Thái Nguyên, ngày 19/4/2023
Cập nhật : 9:23 - 21/04/2023

Ngày 19/4/2023, tại Hội trường tầng 2 - Trụ sở Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp năm 2023. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến, kết nối từ điểm cầu trung tâm tại tỉnh với điểm cầu các huyện, thành phố và 177 xã, phường, thị trấn của tỉnh Thái Nguyên. Tổng số đại biểu tham dự hội nghị (cả trực tiếp và trực tuyến) là trên 4.400 đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên; Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên; Trịnh Ngọc Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử. Đồng chí Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội khóa XIV, là báo cáo viên trực tiếp truyền đạt 1 chuyên đề.


 
Trong thời gian một ngày Hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo viên truyền đạt các chuyên đề, gồm: Kinh nghiệm nâng cao kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân trong thẩm tra, giám sát và quyết định các vấn đề về ngân sách Nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực môi trường; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực tư pháp…. Trong quá trình truyền đạt, các báo cáo viên cũng dành thời gian để các đại biểu trao đổi, thảo luận, kiến nghị về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Phạm Hoàng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên nhấn mạnh, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản phẩm nổi tiếng trong cả nước Việt Nam đã từ lâu. 



Trong phát triển kinh tế giai đoạn 2020 - 2025 tỉnh Thái Nguyên từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, cạnh tranh của tỉnh, phát huy thế mạnh của từng địa phương trong tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt là phát huy các tiềm năng, lợi thế của tỉnh như: Vị trí địa lý; hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại; cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn; chính quyền năng động, thân thiện và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp … Tập trung xây dựng quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc; quy hoạch hệ thống đô thị Thái Nguyên theo hướng phân bổ hợp lý giữa các vùng, kết nối thuận lợi với hệ thống đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút các nguồn lực, các nhà đầu tư đến với tỉnh, trong đó ưu tiên thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp với các nhóm ngành có tiềm năng, lợi thế của tỉnh như: Công nghiệp điện, điện tử, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp chế biến khoáng sản, nông, lâm sản gắn với kiểm soát và bảo vệ môi trường.

Việc tổ chức hội nghị bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân luôn được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên quan tâm thực hiện với nhiều hình thức phù hợp. Qua đó đã góp phần giúp đại biểu Hội đồng nhân dân và Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Thái Nguyên nâng cao năng lực hoạt động để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, làm tròn trách nhiệm trước cử tri và nhân dân, góp phần quan trọng trong việc quyết định những vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương. 


 
Đồng chí Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Phạm Hoàng Sơn đề nghị các vị đại biểu nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung tiếp thu nội dung các chuyên đề; tích cực trao đổi, thảo luận về những vấn đề còn vướng mắc. Sau Hội nghị tập huấn, mỗi đại biểu có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động, nhằm đưa vai trò, vị thế và chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp nói chung, hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng ngày càng hoàn thiện và nâng cao hơn nữa trong thời gian tới. 


TTBD


 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK