Hội nghị bồi dưỡng kỹ năng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và Thường trực, lãnh đạo các Ban HĐND cấp huyện năm 2023 của tỉnh Lâm Đồng, ngày 19-20/4/2023
Cập nhật : 8:46 - 21/04/2023

Nhằm mục đích nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, thực hiện kế hoạch đã được lãnh đạo Ban Công tác đại biểu và lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, trong 2 ngày 19 và 20 tháng 4 năm 2023, tại thành phố Đà Lạt, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Lâm Đồng năm 2023.

Tham dự Hội nghị, có đồng chí Trần Đức Quận, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng; đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu; đồng chí K’Mák, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chí Nguyễn Khắc Bình, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng. Hội nghị có sự tham dự của các Báo cáo viên: đồng chí Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XV; đồng chí Bùi Đặng Dũng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội khóa XIV, đồng chí Hà Công Long, Phó Trưởng Ban Dân nguyện của UBTVQH khóa XIV; đồng chí Lương Anh Tế, Trưởng Ban đại diện Hội người cao tuổi tỉnh, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hải Dương và hơn 150 đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội động nhân dân cấp huyện, lãnh đạo các Ban Hội đồng nhân dân cấp huyện; cán bộ, chuyên viên Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện của tỉnh Lâm Đồng.



Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí K’Mák, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng khẳng định về tầm quan trọng của việc thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sẽ góp phần tích cực trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của cá nhân đại biểu Hội đồng nhân dân nói riêng, của các cơ quan dân cử của tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu cũng nhấn mạnh: việc phối hợp giữa Ban Công tác đại biểu với Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố để tổ chức các Hội nghị bồi dưỡng, tập huấn dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân ở các địa phương là hoạt động cụ thể hóa nhằm triển khai Kế hoạch số 419/KH-UBTVQH15 ngày 24/02/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2023. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng do Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Ban Công tác đại biểu chủ trì tham mưu thực hiện trong việc hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân. Năm 2023 là năm thứ 3 của nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân các cấp, vì vậy, các nội dung bồi dưỡng dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ tập trung vào những kỹ năng chuyên sâu, nâng cao hơn so với những năm đầu nhiệm kỳ. Đồng chí Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh hi vọng chương trình bồi dưỡng lần này sẽ đáp ứng đúng yêu cầu mà Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã đề ra khi cùng Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử phối hợp thiết kế, xây dựng nội dung.



Trong hai ngày Hội nghị, các đại biểu sẽ được lắng nghe các Báo cáo viên có chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong hoạt động của các cơ quan dân cử trình bày về các chuyên đề: Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực ngân sách nhà nước; Kỹ năng giám sát hoạt động tư pháp: điều tra, truy tố, xét xử, thực thi quyết định của Tòa án nhân dân: Hội đồng nhân dân với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Hội đồng nhân dân với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2015… và một số nội dung khác.

Nội dung của các chuyên đề khẳng định: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, là cơ quan duy nhất được pháp luật giao thẩm quyền quyết định các vấn đề về kinh tế và ngân sách ở địa phương, do đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân trong lĩnh vực ngân sách nhà nướn có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động và sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của cơ sở nói riêng và của đất nước nói chung.
Trong giám sát hoạt động tư pháp, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát của mình thông qua: xem xét, thẩm tra báo cáo thuộc lĩnh vực tư pháp (báo cáo công tác của Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Ủy ban nhân dân về công tác phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, phòng chống tham nhũng và công tác thi hành án…); giám sát chuyên đề, giám sát vụ việc về tư pháp (các vụ việc oan sai, các vụ việc khiếu nại, tố cáo gay gắt, kéo dài, các vụ việc dư luận xã hội quan tâm…)



Trong giám sát việc thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia đang được triển khai hiện nay, Hội đồng nhân dân theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của các cơ quan, cá nhân cùng cấp hoặc cấp dưới theo luật định; có thể thực hiện giám sát độc lập từng Chương trình mục tiêu quốc gia hoặc kết hợp giám sát cả 3 chương trình hoặc lựa chọn một nội dung cụ thể trong các Chương trình mục tiêu quốc gia (ví dụ: việc phân bổ vốn và giải ngân, về tín dụng, về đào tạo…) tùy theo tình hình thực tế của địa phương. Trên cơ sở thực hiện các nội dung giám sát chuyên đề, Hội đồng nhân dân có thể lựa chọn vấn đề (có nhiều vướng mắc, phức tạp, nổi cộm) để yêu cầu các cơ quan có liên quan giải trình, nhằm để làm rõ trách nhiệm giải quyết và thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan một cách công khai, minh bạch nhất.

Qua phiếu đánh giá Hội nghị, đa số các đại biểu tham dự đều nhận định: những nội dung được chia sẻ, trao đổi tại Hội nghị lần này hết sức thiết thực, hữu ích, đáp ứng đúng nhu cầu và giúp các đại biểu vận dụng linh hoạt vào hoạt động thực tiễn của mình.

Hội nghị bồi dưỡng dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân tại Lâm Đồng sẽ kết thúc và chiều ngày 20/4/2023.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK