Hội nghị Bồi dưỡng kỹ năng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tại tỉnh Cà Mau, ngày 12-13/4/2023
Cập nhật : 9:55 - 14/04/2023

Trong hai ngày 12 và 13 tháng 4 năm 2023, tại Thành phố Cà Mau, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng dành cho đại biểu Hội đồng nhân dân ba cấp của tỉnh Cà Mau. Tham dự Hội nghị có hơn 400 đại biểu Hội đồng nhân dân là Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân các huyện, đại diện các Ban Hội đồng nhân dân huyện và đại biểu chuyên trách Hội đồng nhân dân cấp xã của tỉnh Cà Mau.

Thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau, đồng chí Dương Huỳnh Khải, tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau tham dự và khai mạc Hội nghị.



Về phía Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử, tham dự Hội nghị có đồng chí Trịnh Ngọc Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng, các Báo cáo viên: đồng chí Tạ Đình Thi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; đồng chí Nguyễn Lâm Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; đồng chí Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi Việt Nam, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội của Quốc hội và đại diện của Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng, các chuyên viên của Trung tâm Bồi dưỡng, Vụ Dân tộc (Văn phòng Quốc hội).

Trong hai ngày hội nghị, các đại biểu Hội đồng nhân dân được các báo cáo viên truyền đạt các chuyên đề về các nội dung: Hội đồng nhân dân với công tác quản lý đô thị; Hội đồng nhân dân với việc thực hiện các chính sách cho người khuyết tật và trẻ em; Hội đồng nhân dân với việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số… và một số nội dung khác có liên quan.

Ở chuyên đề Hội đồng nhân dân với công tác quản lý đô thị, báo cáo viên khẳng định: Tỉnh Cà Mau là một tỉnh ven biển cực Nam tổ quốc, là địa phương duy nhất trên cả nước có 3 mặt giáp biển, với khoảng 250km bờ biển.  Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 21 đô thị, gồm: 01 đô thị loại II, 2 đô thị loại IV, 18 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh tính đến năm 2021 đạt 28,4% (tăng 6,23% so với năm 2015). Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế đã dịch chuyển mạnh sang hướng dịch vụ, thương mại và công nghiệp. 



Chuyên đề đã đề xuất một số giải pháp đối với Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát triển đô thị trong giai đoạn hiện nay. Cụ thể gồm: nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững; tập trung xây dựng, phát triển hệ thống đô thị quốc gia bền vững và đồng bộ về mạng lưới; đẩy mạnh phát triển nhà ở, hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng và hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị và chất lượng cuộc sống đô thị, đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, an ninh, an toàn và trật tự đô thị; phát triển kinh tế khu vực đô thị, đổi mới cơ chế, chính sách tài chính và đầu tư phát triển đô thị.

Ở chuyên đề Hội đồng nhân dân với việc thực hiện các chính sách cho người khuyết tật và trẻ em. Các đại biểu được hệ thống về các văn bản pháp luật hiện hành liên quan đến người khuyết tật và trẻ em gồm có: Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, Luật Trẻ em năm 2016, … Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân trong lịch vực chính sách đối với người khuyết tật và trẻ em gồm: Hội đồng nhân dân quyết định các biện pháp thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công, biện pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, biện pháp xóa đói giảm nghèo, trong đó có người khuyết tật; Quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe dành cho các đối tượng yếu thế; Quyết định chủ trương, biện pháp phát triển nguồn nhân lực, sử dụng lao động, giải quyết việc làm và cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của người khuyết tật; Quyết định các biện pháp thực hiện chính sách về trẻ em; Quyết định biện pháp phát triển mạng lưới giáo dục và các điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục, đào tạo trong phạm vi được phân quyền; Quyết định các biện pháp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe đối với người yếu thế; Quyết định các vấn đề về thu phí, lệ phí, mức đóng góp và huy động vốn của nhân dân trong các lĩnh vực trên.



Ở chuyên đề Hội đồng nhân dân với việc thực hiện chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nội dung chuyên đề đề cập đến Đề án tổng thể và chương trình mục tiêu quốc gia phát triển Kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được Quốc hội khóa XIV phê duyệt thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14. Chương trình Mục tiêu Quốc gia thể hiện sự quan tậm đặc biệt của Đảng, nhà nước và cả hệ thống chính trị đối với công cuộc xây dựng, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi với kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển mới trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa vùng dân tộc thiểu số và miền núi phát triển nhanh bền vững, hòa nhập với sự phát triển của cả nước, góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội.

Đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các Báo cáo viên, sự nghiêm túc tham gia của các đại biểu Hội đồng nhân dân cũng như khẳng định chất lượng của hoạt động bồi dưỡng, tập huấn lần này, đồng chí Phó Chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Huỳnh Khải đề nghị các đại biểu tham dự tiếp tục nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng, rút ra những bài học cho bản thân, từ đó, vận dụng hiệu quả vào việc thực nhiệm vụ đại biểu trong thực tiễn. Chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được nâng cao sẽ góp phần tăng chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Cà Mau nói riêng, của hệ thống cơ quan dân cử cả nước nói chung./.

TTBD


 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK