Giới thiệu Hội nghị bồi dưỡng Kỹ năng về ngân sách Nhà nước dành cho đại biểu dân cử
Cập nhật : 9:34 - 13/10/2022

Thực hiện Kế hoạch số98/KH-UBTVQH15 ngày 29/11/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đạibiểu Quốc hội, Kế hoạch hoạt động năm 2022, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cửgiúp Ban Công tác đại biểu tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng về ngân sách Nhànước dành cho đại biểu dân cử”.


Trung tâm Bồi dưỡng đạibiểu dân cử trân trọng giới thiệu kế hoạch tổ chức hội nghị như sau:

Về mục đích tổ chức hộinghị:

Hội nghị nhằm cung cấp mộtsố kiến thức, kỹ năng cho đại biểu Quốc hội thực hiện vai trò, nhiệm vụ, quyềnhạn trong quyết định, giám sát về ngân sách Nhà nước của Quốc hội. Bên cạnh đó,hội nghị còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm dành cho đại biểu dân cửnói chung và đội ngũ tham mưu, giúp việc về nội dung nói trên.

Về nội dung hội nghị:

Nội dung hội nghị cơ bảntheo Khung chương trình bồi dưỡng đại biểu Quốc hội mới đã được phê duyệt, cụthể như sau:

Nhóm nội dung 1: Tổngquan về ngân sách nhà nước gồm các nội dungchủ yếu sau:

- Khái niệm NSNN; hệ thốngngân sách Nhà nước ở Việt Nam;

- Quy trình ngân sách;

- Giới thiệu hệ thống cáccơ quan liên quan đến ngân sách Nhà nước;

- Vai trò của Quốc hội,các cơ quan của Quốc hội trong quy trình ngân sách;

- Mối quan hệ giữa lậpngân sách với các quy tắc tài khóa.

Báo cáo viên sẽ lấy ví dụvà trao đổi với đại biểu, hướng dẫn xem xét một số vấn đề về ngân sách Nhà nướcđược xem xét tại kỳ họp.

Nhóm nội dung 2: Kỹnăng trong xem xét, quyết định dự toán ngân sách Nhà nước gồmcác nội dung chủ yếu sau:

- Các bước trong quytrình lập dự toán ngân sách Nhà nước;

- Cơ sở để Quốc hội xemxét và phê chuẩn ngân sách Nhà nước: Khuôn khổ kinh tế vĩ mô; phân cấp nguồnthu, nhiệm vụ chi; khuôn khổ ngân sách trung hạn và mức trần chi tiêu; chiến lượcquản lý nợ; các quỹ và chi tiêu ngoài ngân sách v.v…

- Một số nội dung cầnquan tâm khi lập dự toán ngân sách Nhà nước (đối với dự toán thu ngân sách Nhànước, dự toán chi ngân sách Nhà nước của năm dự toán);

- Tiêu chí để xem xét dựtoán ngân sách Nhà nước (tính hiệu quả, công bằng, đúng pháp luật v.v…).

Báo cáo viên sẽ được yêucầu xây dựng bài tập thực hành liên quan đến các nội dung nói trên.

Nhóm nội dung 3: Kỹnăng trong đánh giá việc chấp hành dự toán ngân sách gồmcác nội dung chủ yếu sau:

- Các nội dung chính vềchấp hành ngân sách (thu ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước);

- Các biện pháp cơ bảntrong chấp hành ngân sách nhằm bảo đảm tính tuân thủ theo thẩm quyền pháp lý,tuân thủ đối với dự toán ngân sách;

- Đánh giá tính hiệu quả,công bằng, minh bạch, đúng pháp luật trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước;

- Trách nhiệm giải trìnhđối với việc sử dụng ngân sách nhà nước.

Báo cáo viên sẽ chuẩn bịbài tập thực hành các nội dung nói trên gắn với thực hiện ngân sách Nhà nước.

Nhóm nội dung 4: Kỹnăng thu thập, xử lý thông tin về ngân sách Nhà nước dành cho đại biểu và độingũ tham mưu, giúp việc gồm các nội dung chủ yếu sau:

- Kháiquát kỹ năng thu thập và xử lý thông tin trong hoạt động của cơ quan dân cử.

- Xácđịnh các loại thông tin và các nguồn thông tin liên quan đến ngân sách Nhà nước;

- Kỹnăng xem xét, đối chiếu dữ liệu, số liệu trong các báo cáo về ngân sách Nhà nước;

- Sửdụng quyền yêu cầu cung cấp thông tin của đại biểu để phục vụ việc xem xét dựtoán, quyết toán ngân sách Nhà nước, chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước;

- Sửdụng thông tin từ kiểm toán Nhà nước trong xem xét dự toán, quyết toán ngânsách Nhà nước, chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước.

Báo cáo viên sẽ chuẩn bịbài tập thực hành các kỹ năng nói trên gắn với các bước trong chu trình ngânsách.

Nhóm nội dung 5:Kinh nghiệm nước ngoài về lập ngân sách Nhà nước và giám sát việc thực hiệnNgân sách Nhà nước

(Mỗi nhóm nội dung có: Phầntrình bày chính; chia sẻ kinh nghiệm; thực hành gắn với các kiến thức, kỹ năngvề ngân sách Nhà nước đã trình bày)

 

Thời gian, địa điểm: Hộinghị bồi dưỡng “Kỹ năng về ngân sách Nhà nước dành cho đại biểu dân cử” dự kiếnđược tổ chức tại 3 địa điểm:

- Miền Nam: Tổ chức tại tỉnhBà Rịa - Vũng Tàu từ ngày 06-08/09/2022 (đón đại biểu từ 05 đến 09/9/2022);

- Miền Trung: Tổ chức tạiTP Đà Nẵng từ ngày 14-16/9/2022 (đón đại biểu từ 13 đến 17/9/2022);

- Miền Bắc: Tổ chức tại tỉnhQuảng Ninh từ ngày 21-23/09/2022 (đón đại biểu từ 20 đến 24/9/2022);

Số lượng, thành phần thamdự:

Dự kiến Hội nghị tại miềnBắc và miền Nam có 85 đại biểu, miền Trung có 100 đại biểu.

Thành phần gồm: Lãnh đạoQuốc hội; lãnh đạo Ban Công tác đại biểu; đại biểu Quốc hội khóa XV; đại diệnThường trực Hội đồng nhân dân một số tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; cácbáo cáo viên, cộng tác viên của Ban Công tác đại biểu, các Viện nghiên cứu, cáctrường; công chức Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân; đại diệnmột số Bộ ngành, cơ quan, đơn vị hữu quan.

Trung tâm Bồi dưỡng đạibiểu dân cử thực hiện kế hoạch tổ chức hội nghị đảm bảo yêu cầu về nghiệp vụ bồidưỡng, bố trí các lớp thực hành kỹ năng với số lượng đại biểu không quá 30 người/lớp.

Trên đây là kế hoạch tổchức Hội nghị bồi dưỡng “Kỹ năng về ngân sách Nhà nước dành cho đại biểudân cử”.

Trung tâm Bồi dưỡng đạibiểu dân cử trân trọng giới thiệu.

 

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK