Giới thiệu Hội nghị bồi dưỡng “Vai trò của Hội đồng nhân dân trong thúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em”
Cập nhật : 14:24 - 15/09/2022


Được sựđồng ý về chủ trương của lãnh đạo Quốc hội, dựa trên công văn đề nghị phối hợpcủa Tổ chức Plan International Việt Nam (Plan), Ban Công tác đại biểu dự kiếntổ chức 02 hội nghị tập huấn dành cho Hội đồngnhân dân 05 tỉnh địa bàn hoạt động của Plan và một số tỉnh lâncận, trongtháng 06/2022, tại Hà Giang và Quảng Bình.

 

Sự tham gia của trẻ em là một tiêu chí xuyên suốttrong Luật Trẻ em năm 2016 và được quy định cụ thể tại chương V “Trẻ em thamgia vào các vấn đề của trẻ em”. Ngày 7/1/2021, Thủ tướng Chính phủ cũng đã banhành Quyết định số 23/QÐ-TTg phê duyệt “Chương trình hành động quốc gia vì trẻem giai đoạn 2021 – 2030”, trong đó có 3 chỉ tiêu về quyền tham gia của trẻ em,nhằm tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em thực hiện quyềntham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp luật vàCông ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.

Để tiếng nói,nguyện vọng của trẻ em được thể hiện trong quá trình hoạch định chính sách ởđịa phương thì vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp là vô cùng quantrọng. Hội nghị Vai trò của Hội đồng nhân dân trongthúc đẩy đối thoại, tham vấn trẻ em” được tổ chức nhằmcác mục tiêu:

- Bồi dưỡngkiến thức và kỹ năng cho khoảng 150 đại biểu Hội đồng nhân dân và cán bộ Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp đặc biệt là ở các tỉnh miền núi, vùng sâu,vùng xa, trong việc giao tiếp, lắng nghe trẻ em cũng như trong hoạt động thamvấn, giám sát, ban hành các Nghị quyết Hội đồng nhân dân liên quan đến trẻ em.

- Góp phầnthúc đẩy các hoạt động đối thoại, tham vấn về những vấn đề liên quan đến trẻ emgiữa các cấp chính quyền với trẻ em tại địa phương.

Chươngtrình hội nghị dự kiến gồm các nội dung cụ thể như sau:        

- Nộidung thứ nhất: Hội đồng nhân dân với việc giám sát, lồng ghép vấn đề trẻ emtrong hoạch định chính sách ở địa phương:

Chuyên đề sẽ đềcập đến các văn bản quy phạmpháp luật quy định về sự tham gia của trẻ em vàocác vấn đề trẻ em; những yêu cầu về lồng ghép và bảo vệ quyền lợichính đáng của trẻ em trong xây dựng pháp luật; một số vấn đề nổi cộm của trẻem hiện nay; vai trò của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đối với việc thúcđẩy sự tham gia của trẻ em trong xây dựng và giám sát việc thực hiện các vănbản quy phạm pháp luật. Chia sẻ kinh nghiệm của 01 địa phương đã ban hành Nghịquyết chuyên đề liên quan đến vấn đề trẻ em.

- Nộidung thứ hai: Kỹ năng làm việc với trẻem:

Chuyênđề sẽ do chuyên gia về trẻ em trình bày về: tâm lý của trẻ, cách giao tiếp. làmviệc có hiệu quả với trẻ em….

Chuyênđề sẽ bao gồm 01 Bài tập thực hành, trong đó mời 5-10 trẻ thuộc Hội đồng trẻ emcủa tỉnh nơi tổ chức Hội nghị (Hà Giang và Quảng Bình) tham gia phiên thựchành.

- Nộidung thứ ba: Quy trình tổ chức phiên đối thoại với Hội đồng trẻ em

Chuyênđề sẽ trang bị cho các đại biểu những kiến thức cơ bản về Hội đồng trẻ em; vềtrình tự một phiên đối thoại với Hội đồng trẻ em (gồm: Lựa chọn vấn đề; Nhữngnội dung cần chuẩn bị cho Hội đồng trẻ em trước phiên đối thoại; Xây dựng kịchbản; Cách thức tiến hành; Tổng kết, kết luận phiên đối thoại...)

Thảoluận nhóm: các đại biểu dự Hội nghị sẽ được chia thành các nhóm nhỏ để thảoluận về một trong các nội dung của chuyên đề.

- Nộidung thứ tư: Kỹ năng tham vấn trẻ em trong việc ban hành chính sách liên quanđến trẻ em

Chuyênđề sẽ tập trung vào nội dung: Tham vấn có hiệu quả và lồng ghép những ý kiến,nguyện vọng của trẻ em vào quá trình ban hành Nghị quyết và các văn bản của Hội đồng nhândân. Vai trò của Thường trực Hội đồng nhân dân và Đoàn Thanhniên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc phối hợp tổ chức các phiên tham vấn.

Diễn tậpđóng vai: tổ chức một phiên tham vấn giả định.

 

*Báo cáo viên dự kiến: Báo cáo viên được mời thuyết trình tại Hội nghị lànhững chuyên gia có kinh nghiệm, chuyên môn sâu trong hoạt động thúcđẩy đối thoại, tham vấn trẻ em, thuộc các cơ quan như Học viện Thanhthiếu niên, Cục Trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; nhiều chuyên giagiữ vai trò quan trọng trong công tác Hội đồng nhân dân tại các địa phương; vàcác chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn, làm việc tại các cơ quan của Quốc hội...

*Phương pháp thực hiện: Cácchuyên gia/báo cáo viên sẽ được yêu cầu áp dụng các phương pháp thu hút sự thamgia, tương tác của đại biểu, kết hợp lý thuyết và thực hành như: thuyết trìnhxen kẽ với trao đổi, hỏi – đáp; thảo luận nhóm; tình huống; diễn tập/đóng vai;sử dụng các công cụ trực quan v.v...

*Thờigian, địa điểm: BanCông tác đại biểu dự kiến sẽ phối hợp với Plan tổ chức 02 hội nghị với cùng nộidung tại hai địa điểm: Hà Giang (ngày 15-16/6/2022) và Quảng Bình (ngày20-21/6/2022).

*Thành phần: mỗi Hội nghị dự kiến có khoảng 80 đại biểu thamdự, đối tượng là đại biểu Hội đồng nhân dân,cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp tỉnh vàcấp huyện của 05 tỉnh là địa bàn hoạt động của Plan gồm: Kon Tum, QuảngBình, Quảng Trị, Hà Giang, Lai Châu và một số tỉnh lân cận;đại diện các Bộ/ngành có liên quan; các chuyên gia/báo cáo viên; cán bộ của Plan; Ban Tổchức.  

 

Trên đây là kế hoạch, nộidung dự kiến tổ chức Hội nghị Vai trò của Hội đồng nhân dân trong thúc đẩyđối thoại, tham vấn trẻ em”.

Trungtâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử trân trọng giới thiệu!

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK