Giới thiệu Hội nghị tập huấn về binh đẳng giới dành cho đại biểu dân cử
Cập nhật : 14:22 - 15/09/2022


Thực hiện chương trình công tác năm 2022 đãđược lãnh đạo Ban Công tác đại biểu phê duyệt, trên cơ sở công văn của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam về việc đề nghị Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu tiếp tục phối hợp tổ chức hoạtđộng tập huấn trong năm 2022 nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng phục vụ quyếtđịnh và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đại biểudân cử, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử dự kiến tổchức hội nghị bồi dưỡng tập huấn về bình đẳng giới dành cho đại biểu dân cử trong tháng 5 năm 2022.

 

Tiếp nối thành côngcủa các hoạt động hợp tác tổ chức hội nghị về bình đẳng giới trước đây, mục đích của hội nghị lần này nhằm cung cấp cho đại biểu dân cử kiến thức, thông tin, kỹ năng liên quan đếngiới, bình đẳng giới phục vụ hoạt động quyết định và giám sát thực hiện chínhsách, pháp luật về bình đẳng giới. Bên cạnh đó, cũng là dịp để tạo cơ hội trao đổi kinh nghiệm thực tiễn củacác đại biểu dân cử, các chuyên gia trong nướcvà quốc tế về một số vấn đề thúc đẩy bình đẳng giới trong quyết định và giámsát thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới tại Việt Nam.

Bình đẳng giới nghĩa là nam và nữ, bất kể độtuổi, đều được đối xử bình đẳng trên mọi phương diện và cùng hưởng quyền tiếpcận và cơ hội như nhau. Bình đẳng giới đòi hỏi các khác biệt về nhu cầu, hànhvi và nguyện vọng của em trai, em gái, nam giới và nữ giới đều được ghi nhận vàcân nhắc trong chính sách và luật. Bình đẳng giới thường không dẫn đến kết quảcào bằng cho nam và nữ. Tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ chỉ là bước đầu tiên;để đạt bình đẳng giới thực sự còn cần có công bằng giới. Nữ và nam không chỉcần được bình đẳng về khả năng tiếp cận nguồn lực và cơ hội, mà còn cần có cảphương tiện để thụ hưởng sự bình đẳng đó. Đây chính là lúc khái niệm 'công bằnggiới" phát huy tác dụng.

Chính trong bối cảnh thúc đẩy công bằng giới,các chính sách về biện pháp đặc biệt tạm thời thường được áp dụng. Các chínhsách về biện pháp đặc biệt tạm thời tập trung vào nhu cầu được đối xử công bằngbằng cách đối xử ưu ái hơn với nhóm thiệt thòi để tạo sân chơi công bằng. Điềuquan trọng cần ghi nhận là các chính sách về biện pháp đặc biệt tạm thời thúcđẩy bình đẳng giới chỉ nên ban hành khi có căn cứ rõ ràng để tránh phí tổn vàgây tranh cãi. Biện pháp đặc biệt phải được xem là tạm thời, vì vậy khi hoàncảnh kinh tế, xã hội và chính trị đã từng đòi hỏi phải có biện pháp đặc biệttạm thời thay đổi, các chính sách cũng phải thay đổi.

Việt Nam đã chấp thuận và thông qua hầu hếtcác cam kết quốc tế về giới đề ra trong Công ước về xóa bỏ mọi phân biệt đốivới phụ nữ (CEDAW). Năm 2000, Việt Nam ký Tuyên ngôn thiên niên kỷ của Liênhiệp quốc và cam kết đạt các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG), trong đócó mục tiêu thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Việt Nam cũng làthành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, gồm Diễn đàn khu vực ASEAN,Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Quỹ Tiền tệ Quốc tế,Ngân hàng Thế giới, và Tổ chức Thương mại Thế giới. Vì vậy, Việt Nam đã chấpnhận phối hợp với các đối tác quốc tế nhằm thu hẹp khoảng cách giới, chống bạolực và phân biệt trên cơ sở giới.

Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọngvề bình đẳng giới trong những thập kỷ vừa qua thông qua cải thiện chính sách,khung pháp lý, và các cơ chế thể chế của quốc gia về thúc đẩy bình đẳng giới vàsự tiến bộ của phụ nữ. Tiến trình này được phản ánh trong nhiều lĩnh vực xã hộikhác nhau, gồm nghĩa vụ hoặc điều khoản pháp lý yêu cầu phải lồng ghép các vấnđề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật mới. Điểm khởi đầu chính làHiến pháp. Năm 2006, Quốchội lần đầu tiên thông qua Luật Bình đẳng Giới, nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ởmọi lĩnh vực đời sống xã hội và gia đình. Luật cũng quy định các quy tắc thủtục lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Điều 3quy định áp dụng các điều ước quốc tế về bình đẳng giới; Điều 21 quy định lồngghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; và Điều 22 quy định nghĩavụ của Quốc hội. Sau khi Luật Bình đẳng Giới được thông qua, Chính phủ đã banhành Nghị định 48/2009/ND-CP hướng dẫn thực thi Luật. Chương III của Nghị địnhquy định về thủ tục lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo các côngcụ pháp luật.

Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong quátrình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm đạt mục tiêu bìnhđẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản,trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội đượcvăn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Với vai trò là người đại biểu dân cử đại diệncho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, việc cung cấp thêm kiến thức, thông tin cho các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồngnhân dân liên quan đếngiới, bình đẳng giới sẽ góp phần vào công cuộc tham mưu xây dựng chính sách, quyết định và giám sát thực hiện chính sách,pháp luật về bình đẳng giới.

Nội dung khóa tập huấn được thực hiện trong 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Các đại biểu đã được hướng dẫn tạo tài khoản và thiết lập quyền truy cập tham gia khóahọc trực tuyến gồm các nội dung về "Giới trong Pháp luật" trênwebsite của Ngân hàng thế giới. Qua đó, các đại biểu tự tham gia và hoàn thành chương trình học có thời lượngkhoảng 3 tiếng trên máy tính cá nhân.

- Giai đoạn 2: Hội nghị tập huấn trực tiếp do Ban Công tácđại biểu và Ngân hàng thế giới tại Việt Nam tổ chức.

Chương trình Hội nghị tập huấn trực tiếp dự kiến như sau:

Thành phần tham dự tập huấn: đại biểu Quốc hội, Lãnh đạo Hội đồng nhândân các cấp, cán bộ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND của một số tỉnh, thành phố đãtham gia khoá học trực tuyến.

Nội dung: một số chuyên đềđược trình bày tại Hội nghị như:

+ Những lý do cần xem xét vấnđề về giới trong lập pháp;

+ Bình đẳng giới, các nhân tốliên quan đến giới ảnh hưởng đến quyết định tuyển dụng;

+ Tổng quan dữ liệu về giới ởViệt Nam;

+ Thống kê giới tại Việt Nam (thực trạng vàthách thức);

+ Trao đổi kinhnghiệm về thẩmtra đánh giá tác động giới cho một dự luật;

+ Thảo luận toàn thể hoặc thựchành theo nhóm; …

Báo cáo viên: Gồm các chuyên gia trong và ngoài nước do Ban Công tác đại biểu và Ngânhàng thế giới thống nhất mời (sẽ có danh sách cụ thể khi tổ chức Hội nghị tậphuấn trực tiếp)

Thời gian, địa điểm: hội nghị tập huấn về bình đẳng giới dành cho đại biểu dân cử dự kiến tổ chức trong 02 ngàytừ 12-13/5/2022, tại Sa Pa, Lào Cai.

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử trân trọng giới thiệu!

 

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK