Tin Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân tại tỉnh Cao Bằng, ngày 03-04/03/2022
Cập nhật : 14:09 - 31/08/2022

 

Thực hiện chương trình công tác năm 2022 của Ban Công tác đạibiểu dân cử, ngày 03-04/3/2022, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộcBan Công tác đại biểu phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằngtổ chức hội nghị tập huấn cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hộiđồng nhân dân cấp huyện, cấp xã hoạt động chuyên trách trên địa bàn tỉnh.

Do tình hình dịch bệnh phúctạp, Hội nghị tập huấn tổ chức thông qua hình thức trực tuyến tại 9 điểm cầucấp huyện. Tham dự hội nghị tại điểm cầu trực tiếp có đồng chí Nông Thanh Tùng,Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng chíNguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; các đại biểu Hộiđồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách của thànhphố Cao Bằng; các đồng chí Trưởng/Phó Ban các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh; cùng hàngnghìn đại biểu tại điểm cầu các huyện, xã.

Tại buổi tập huấn, các đạibiểu đã được nghe các báo cáo viên triển khai các chuyên đề, gồm:

- Chuyên đề 1: Kỹ năng Giám sát tài chính - ngân sách của đạibiểu Hội đồng nhân dân

- Chuyên đề 2: Kỹ năng giám sát đầu tư, xây dựng cơ bản củađại biểu Hội đồng nhân dân

- Chuyên đề 3: Một số kỹ năng tổ chức, điều hành kỳ họp Hội đồng nhân dân, phát biểu, chất vấn tạiphiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân

- Chuyên đề 4: Diễn tập phiên họp giải trình, chất vấn củaThường trực Hội đồng nhân dân

Ở chuyên đề số 3, các đại biểuđã được nghe báo cáo viên Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cácvấn đề xã hội của Quốc hội khoá XIII, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội trao đổimột sốkỹ năng tổ chức, điềuhành kỳ họp Hội đồng nhân dân, kỹ năngphát biểu, chất vấn tại phiên họp của Thường trực Hộiđồng nhân dân. Để tổ chức,điều hành kỳ họp của Hội đồng nhân dân hiệu quả, thành công, báo cáo viên đãyêu cầu đại biểu cần tập trung một số lưu ý như: Bám sát quy định của pháp luật, nội dung của Quy chế hoạt động (làm việc) của Hộiđồng nhân dân; Bám sát nội dung, chương trình kỳ họp của Hội đồng nhân dânđã được thông qua, nếu có phát sinh thì thực hiện việc bổ sung, điều chỉnh theođúng quy trình, thẩm quyền; Trong phạm vi thẩm quyền cho phép, điều hành linhhoạt, mềm mại ( nhất là trong điều hành thảo luận phát biểu, chất vấn…); Chú trọngphát huy cao độ trách nhiệm, sự sáng tạo, chủ động của các đại biểu Hội đồng nhân dân;Tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí tác nghiệp.

Đốivới công tác tổ chức, điều hành chất vấn tại phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân,báo cáo viên cũng yêu cầu đại biểu lưu ý :

-Phát huy những thế mạnh của phiên họp như: Gọn, tập trung nên có điều kiện để “chất vấn sâu”, “ chất vấn tới cùng”; Các đại biểu tham dự thường đã có sự chuẩnbị kỹ; Có thể nhanh chóng xử lý tình huống (mời bổ sung các cá nhân, tổ chức cóliên quan…)

-Tạo không khí hào hứng, sôi nổi, chất lượng cho buổi chất vấn: Dẫn dắt để nộidung chất vấn luôn liên tục, không ngắt quãng; Khuyến khích các vấn đề đang đượccử tri quan tâm, không né tránh, với thái độ đúng mực, xây dựng (chủ tọa khôngné tránh sẽ giúp đại biểu không né tránh); Tạo điều kiện thuận lợi cho đại biểuđược sử dụng bằng chứng, video, hình ảnh… để minh họa; Linh hoạt trong điềuhành: thứ tự chất vấn, thành phần tham gia trả lời, gợi ý làm rõ hơn nội dung.Nếu cần thiết, khuyến khích việc tranh luận

-Khi kết thúc phần chất vấn: Trên cơ sở theo dõi, nắm chắc nội dung, diễn biến củaphần chất vấn, chủ tọa có sự tổng kết (tóm tắt) lại các nội dung đã được tiếnhành ngắn gọn, đầy đủ, súc tích. Đặc biệt chú ý đến trách nhiệm của các cánhân, tổ chức, cơ quan có liên quan; Nêu những việc cần tiếp tục thực hiện gắnvới trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, cơ quan; Nêu trách nhiệm của đại biểu,của Thường trực HĐND sau phần chất vấn (hậu chất vấn); Khuyến khích hoặc có nhữngkhuyến nghị với báo chí để đảm bảo sự công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuậnlợi cho việc cử tri theo dõi, giám sát…

Ngoài các chuyên đề cung cấpthông tin, cập nhật kiến thức mới, trao đổi phương pháp, kỹ năng vàkinh nghiệm hoạt động của đại biểu dân cử, các đại biểu còn được tham gia diễntập thực hành kỹ năng điều hành phiên họp chất vấn của Thường trực Hội đồngnhân dân. Các báo cáo viên tại Hội nghị là chuyên gia từng giữ nhiều chức tráchquan trọng tại các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và lãnh đạo Thườngtrực Hội đồng nhân dân tỉnh.

Phát biểu bế mạc Hội nghị. Đồngchí Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Hội đồng nhândân tỉnh Cao Bằng nhận định, Trung tâm Bồi dưỡng dân cử đã lựa chọn đội ngũ báocáo viên là những đồng chí có kinh nghiệm giảng dạy và quản lý. Sau khitham gia lớp bồi dưỡng, đa số học viên đánh giá cao năng lực, kiến thức vàphương pháp giảng dạy của các báo cáo viên cũng như nội dung các chuyên đề phùhợp với đối tượng. Qua Hội nghị này, những kiến thức, những kinh nghiệm,những kỹ năng được các báo cáo viên trình bày đã giúp đại biểu tiếp nhận thêmnhiều thông tin, kiến thức và là những gợi mở giúp đại biểu nghiên cứu, vận dụngtrong thực tế công tác của mình để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động,góp phần giúp đại biểu thực hiện các chức trách đại biểu dân cử được tốt hơn.Qua đó cũng góp phần khẳng định vai trò, vị trí của Hội đồng nhân dân các cấptrong hệ thông chính trị, trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tạiđịa phương trong thời gian tới.

Đồng chí cũng đề nghị, sau Hộinghị bồi dưỡng, các đại biểu cần nghiêm túc vận dụng những kỹ năng, kinh nghiệmđã được truyền đạt, áp dụng vào thực tiễn công tác để nâng cao năng lực thựcthi nhiệm vụ đại biểu của mình, từ đó thể hiện vai trò, trách nhiệm cao trước cửtri địa phương./.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK