Tin Hội nghị "Kỹ năng giám sát thực hiện chính sách đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội" tại Lạng Sơn, ngày 25-26/4/2024
Cập nhật : 16:12 - 26/04/2024

Triển khai Kế hoạch số 757/KH-UBTVQH15 ngày 12 tháng 3 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về bồi dưỡng đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2024, sáng 25/4, tại thành phố Lạng Sơn, Ban Công tác đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị “Bồi dưỡng kỹ năng giám sát thực hiện chính sách đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội”.



 
Dự hội nghị, về phía Ban Công tác đại biểu có đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu; đồng chí Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; đồng chí Trịnh Ngọc Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử.

Về phía tỉnh Lạng Sơn, có đồng chí Hoàng Văn Nghiệm, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn; đồng chí Đoàn Thị Hậu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.

Ngoài ra còn có sự tham dự của 90 đại biểu là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; trưởng đoàn, phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội; chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các Ban và chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND của 21 tỉnh, thành phố.

 
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu khai mạc hội nghị

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh khẳng định: Phát triển nhà ở xã hội không những đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người lao động có thu nhập từ thấp đến trung bình mà còn góp phần bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và kích cầu tiêu dùng của người dân và doanh nghiệp; tạo động lực phát triển liên ngành và toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội trên cả nước và mỗi địa phương, trước mắt và lâu dài, vĩ mô và vi mô.

Xuất phát từ yêu cầu thực tế, hội nghị nhằm cung cấp cho các đại biểu dân cử những thông tin cụ thể về nhà ở xã hội cũng như trao các kỹ năng cơ bản giúp các đại biểu tham gia các đoàn giám sát liên quan đến các vấn đề nhà ở xã hội. Đây cũng là diễn đàn để các đại biểu Quốc hội trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nhằm nắm bắt và biết cách vận dụng một số kỹ năng cơ bản nhất để áp dụng vào thực tế. 

Trên cơ sở đó, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Công tác đại biểu đề nghị các đại biểu tích cực trao đổi, thảo luận với tinh thần cầu thị nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng để áp dụng vào thực tiễn hoạt động của mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

Phát biểu chào mừng hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm đã thông tin tới các đại biểu những nét cơ bản về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn trong thời gian qua và công tác thực hiện đề án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu phát triển nhà ở của tỉnh sẽ đáp ứng nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân, bảo đảm chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và các đối tượng thụ hưởng chính sách.

 
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm phát biểu

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn Hoàng Văn Nghiệm cũng khẳng định, nhà ở xã hội có ý nghĩa thiệt thực với người dân, góp phần bảo đảm an sinh xã hội; tuy nhiên, việc thực hiện chính sách về đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện như: Hình thức giao đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội; việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội; quyền và ưu đãi cho chủ đầu tư... nên việc giám sát về chính sách đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để nắm tình hình, phát hiện những khó khăn, vướng mắc và có những kiến nghị đề xuất để xây dựng hành lang pháp lý, đề ra các giải pháp để phát triển nhà ở xã hội. Do đó, mong muốn thông qua hội nghị sẽ có nhiều kinh nghiệm quý và giải pháp được đưa ra nhằm góp phần tháo gỡ những nút thắt về mặt cơ chế chính sách, cũng như các kỹ năng giám sát của các đại biểu về vấn đề này. 
 

Đại biểu tham dự hội thảo

Tại hội nghị, các đại biểu đã được các chuyên gia là nguyên lãnh đạo các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; lãnh đạo Hội đồng nhân dân các địa phương, các chuyên gia với nhiều kinh nghiệm hoạt động ở nghị trường, kiến thức chuyên sâu về nhà ở xã hội trình bày các nhóm chuyên đề thiết thực bổ ích như: kỹ năng giám sát thực hiện chính sách đầu tư; tổng quan về việc thực hiện chính sách pháp luật liên quan đến đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội; kỹ năng xử lý thông tin phục vụ hoạt động giám sát về giao dịch nhà ở xã hội; kỹ năng giám sát đối với các quy định liên quan đến giao dịch về nhà ở xã hội...



Thông qua hội nghị, các đại biểu cho rằng việc thực hiện giám sát về chính sách đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để nắm tình hình việc thực hiện đầu tư, giao dịch nhà ở xã hội, phát hiện những khó khăn, vướng mắc, những kiến nghị đề xuất để xây dựng hành lang, pháp lý, đề ra các giải pháp để phát triển nhà ở xã hội....
Danh sách góp ý
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK