Tin Hội nghị tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định, ngày 6/11/2020
Cập nhật : 11:07 - 17/12/2020

Ngày 6/11/2020, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử - Ban công tác đại biểu phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định năm 2020. Tham dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Khương Thị Mai, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.Dự Hội nghị còn có các vị đại biểu Hộiđồng nhân dân tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các Ban Hội đồngnhân dân các huyện, thành phố của tỉnh Nam Định.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã đượcnghe các đồng chí báo cáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt độngdân cử trình bày, trao đổi các chuyên đề liên quan đến nội dung: Nhiệmvụ quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân trong công tác bầu cử đại biểu Hộiđồng nhân dân các cấp;Mộtsố điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ vàLuật Tổ chức chính quyền địa phương; Hội đồng nhân dân trong quyết định nộidung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; biện pháp, quản lý sử dụng tài nguyên vàbảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu


Đồng chí Khương Thị Mai, Phóchủ tịch HĐND tỉnh phát biểu tại Hội nghị

1.Chuyên đề: Nhiệm vụ quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân trong công tácbầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Chuyên đề đã điểm qua những văn bản pháp luật quy định vềbầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân qua các thời kỳ, như: Sắclệnh 51/SL ngày 17/10/1945 ấn định thể lệ cuộc Tổng tuyển cử; Hiến pháp năm1946; Hiến pháp năm 1959, Pháp lệnh Bầu cử năm 1961; Luật Bầu cử đại biểu Quốchội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2003, năm 2015…  Từ những văn bản pháp lý đầu tiên, Chủtịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốcdân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà.Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyềnra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàunghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đềucó hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tứclà dân chủ, đoàn kết”. Nguyên lý này tồn tại xuyên suốt qua các Luật bầu cửcủa Việt Nam.

Theo pháp luật hiệnhành, nhiệm vụ quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân trong công tác bầu cử là dựkiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểuHội đồng nhân dâncác cấp (được quy định tại Nghị quyết số 1132/NQ-UBTVQH13, ngày 16 tháng 01 năm2016 hướng dẫn việc xác định dự kiến cơ cấu, thành phầnvà phân bổ số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân cáccấp nhiệm kỳ 2016 – 2021). Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có trách nhiệm trongcác bước hiệp thương. Bên cạnh đó còn có các tổ chức phụ trách bầu cử gồm: Hộiđồng bầu cử quốc gia, Ủy ban Bầu cử, Ban Bầu cử, Tổ Bầu cử

2. Chuyên đề về Hội đồng nhân dân trongquyết định nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất được “luật hóa” và bắt đầu được triển khai chính thức từ Luật đất đai năm1988. Trong hơn 20 năm qua, các quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất không ngừng được bổ sung, hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý ngày càngđầy đủ hơn để triển khai thực hiện. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã trởthành công cụ quản lý nhà nước về đất đai hiệu quả và là một trong những giảipháp lớn để sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững.

Luật Đấtđai đã được Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 6thông qua ngày 29/11/ 2013 đã dành Chương IVvới 17 điều (từ Điều 35 đến Điều 51) để quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụngđất; Nghịđịnh số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/ 5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều củaLuật Đất đai đã dành Chương III với 06 điều, trong đó có quy định chitiết mộtsố nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có 12 nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtđược quy định trong Luật Đất đai Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, trong đó có nêu rõ trách nhiệm của Hội đồngnhân dân trong mỗi nôi dung,gồm:

(1)   Nguyêntắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(2)   Hệthống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(3)   Kỳquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(4)   Căncứ, nội dung Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(5)   Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất các cấp;

(6)   Tráchnhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(7)   Lấyý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(8)   Thẩmquyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sửdụng đất;

(9)   Điềuchỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(10)        Tưvấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(11)        Côngbố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

(12)        Thựchiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Chuyên đề về Một số điểm mới củaLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chứcchính quyền địa phương

Chuyênđề đã tóm tắt những nội dung chính của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2018, Luật Tổchức chính quyền địa phương năm 2015, đồng thời làm rõ hơn những điểm mới, nhữngđiều luật đã được sửa đổi, bổ sung của 02 Luật này (đã được thông qua tại kỳ họpthứ 8, năm 2019 của Quốc hội khóa XIV) mà đại biểu Hội đồng nhân dân cần lưu ý.Đây là chuyên đề nhằm mục đích cung cấp thông tin và giải đáp những vướng mắc củacác đại biểu liên quan đến đến hai đạo Luật.

 

Hội nghị tập huấn đã diễn ra nghiêmtúc, sôi nổi, có chất lượng. Hội nghị lần này tại Nam Định đã góp phần bồidưỡng, cung cấp thông tin và một số kỹ năng kinh nghiệm hoạt động cho đại biểu Hộiđồng nhân dân của Nam Định, đồng thời cũng là dịp để các đại biểu học hỏi, traođổi, chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm tốt cũng như những khó khăn, vướngmắc trong việc thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu dân cử./.

 

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK