Giới thiệu nội dung Hội nghị “Phân tích chính sách và giám sát thực hiện chính sách pháp luật đối với người lao động”
Cập nhật : 16:00 - 02/01/2020

Thực hiện chương trình công tác năm 2019, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu dự kiến tổ chức hội nghị tập huấn chuyên đề chuyên sâu về “Phân tích chính sách và giám sát thực hiện chính sách pháp luật đối với người lao động”. 

Hội nghị nhằm mục đích:
- Cung cấp cho các đại biểu một số thông tin, kiến thức và kỹ năng phân tích, xây dựng chính sách và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến một số quyền của người lao động, với trọng tâm phục vụ việc cho ý kiến vào dự thảo Bộ Luật lao động (sửa đổi).
- Là diễn đàn trao đổi của các nhà khoa học, các đại biểu dân cử, đại biểu nguyên là đại biểu dân cử đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực có nội dung liên quan.
Hội nghị dự kiến gồm các nhóm nội dung chính sau đây liên quan đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động:

Nhóm nội dung thứ nhất: Tổng quan các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động: Quan niệm, khái niện về quyền của người lao động; cơ sở của những quyền này (Hiến pháp 2013, các điều ước quốc tế); vai trò của pháp luật lao động đối với quyền của người lao động; các tiêu chuẩn quốc tế về quyền của người lao động; những quyền cơ bản của người lao động (quyền có việc làm, tự do tìm kiếm việc làm tốt hơn cho người lao động; quyền được đảm bảo điều kiện lao động như an toàn lao động, tiền lương tối thiểu, tiền lương cơ bản của người lao động; phòng ngừa, xóa bỏ lao động cưỡng bức; quyền liên quan đến hợp đồng lao động như đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; quyền đình công…); thể hiện các quyền của người lao động trong chính sách, pháp luật…

Các nội dung cần đảm bảo yêu cầu đánh giá, phân tích chính sách theo các tiêu chí như: sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp, tính thống nhất, tính công bằng và tính hiệu quả của chính sách (trong đó có tính hiệu quả cả về góc độ hành chính và góc độ về quản lý kinh tế).

Nhóm nội dung thứ hai: Các vấn đề về tổ chức đại diện cho người lao động ở cơ sở, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quan hệ lao động; được quy định tại Hiến pháp 2013, các công ước quốc tế, các Hiệp định Thương mại tự do (CPTPP và EVFTA) như về quyền tự do liên kết; quyền của người lao động tự do thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức theo sự lựa chọn của chính mình để đại diện bảo vệ quyền và lợi ích; các loại hình tổ chức đại diện cho người lao động (các công đoàn và tổ chức ngoài công đoàn lao động); đặc điểm, tính chất, vai trò của các tổ chức đó trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động; những quy định về bảo vệ đối với công đoàn; đại diện cho người lao động thông qua thương lượng tập thể; khuôn khổ chính sách, pháp luật phù hợp về tổ chức đại diện cho người lao động, đặc biệt là nhóm người lao động yếu thế và lao động nữ.

Nhóm nội dung thứ ba: Các vấn đề về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và điều kiện làm việc của người lao động, đặc biệt là người lao động là nữ và người lao động thuộc nhóm yếu thế trong xã hội. Trong đó tập trung phân tích các yếu tố tác động có thể ảnh hưởng đến các quy định liên quan đến sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về thời gian làm thêm giờ, chế độ đối với giờ làm thêm của người lao động làm việc ở ngoài khu vực công;  thời gian làm thêm đối với người lao động là công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; các quy định liên quan đến thời gian nghỉ ngơi của người lao động trong đó có các quy định  về nghỉ lễ, tết trong năm; hoàn thiện các quy định liên quan đến điều kiện lao động  như vệ sinh lao động, an toàn lao động; các quy định liên quan đến xử lý và khắc phục sự cố trong lao động; các quy định liên quan đến  cải thiện điều kiện lao động khi xây dựng kế hoạch sản xuất hàng năm của doanh nghiệp.

Nhóm nội dung này cần tập trung vào phương pháp phân tích, đánh giá cụ thể các chính sách đối với từng nhóm cụ thể (là người lao động trong những môi trường làm việc cụ thể), giúp đại biểu có được những kỹ năng cơ bản trong việc phân tích và đánh giá các quy định của dự thảo luật.

Nhóm nội dung thứ tư: Kỹ năng phân tích chính sách và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong quá trình hòa giải và giải quyết tranh chấp lao động; mở rộng cơ hội và quyền trong việc lựa chọn cơ chế hòa giải và giải quyết tranh chấp mà người lao động cho là phù hợp và hiệu quả nhất. 

Cụ thể là: Gia nhập, thành lập, giám sát các tổ chức có chức năng giải quyết các tranh chấp lao động như Hội đồng trọng tài lao động; giải quyết tranh chấp lao động cá nhân; giải quyết tranh chấp lao động tập thể; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp trong việc lựa chọn cơ chế hòa giải và giải quyết tranh chấp; hòa giải viên lao động; quyền đình công của người lao động (điều kiện, trình tự, thử tục đình công; quyền của các bên trong quá trình đình công…)

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử dự kiến sẽ tổ chức 02 hội nghị với cùng nội dung“Phân tích chính sách và giám sát thực hiện chính sách pháp luật đối với người lao động”. Mỗi hội nghị dự kiến có 120-140 đại biểu. Thành phần bao gồm: các đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân, công chức Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân một số tỉnh/thành phố; một số Vụ, đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội; đại diện một số Bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương; các chuyên gia và nhà khoa học.  

Thời gian và địa điểm cụ thể như sau:
- Hội nghị phía Nam tổ chức tại tỉnh Bình Thuận, từ ngày 30/7-1/8/2019.
- Hội nghị tại phía Bắc tổ chức tại tỉnh Nghệ An, từ ngày 13-15/8/2019.

Trân trọng kính mời các quy vị đại biểu đăng kýtham dự Hội nghị.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK