Hội nghị bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hoạt động đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang, ngày 18-19/09/2019
Cập nhật : 16:25 - 03/10/2019
Ngày 18/9/2019, tại Hậu Giang, Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh Hậu Giang khai mạc Hội nghị tập huấn Bồi dưỡng kỹ năng đại biểu Hội đồng nhân dân dành cho cấp tỉnh, cấp huyện của Hậu Giang. 

Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội; đ/c Phạm Phương Thảo, nguyên Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tp Hồ Chí Minh; đ/c Hà Công Long, nguyên Phó trưởng Ban Dân nguyện; đ/c Phạm Đình Cường, nguyên Cục trưởng Cục Công sản, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính; đ/c Nguyễn Thị Nga, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử; đ/c Huỳnh Thanh Tạo, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang; đ/c Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang; đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh; các sở, ban, ngành, Tổ trưởng tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành viên 3 Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, lãnh đạo, chuyên viên văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thường trực, các Ban, Văb phòng Hội đồng nhân dân - Ủy Ban nhân dân, chuyên viên Hội đồng nhân dân cấp huyện, cán bộ Trung tâm Bồi dưỡng, các cơ quan báo đài Trung ương và của tỉnh Hậu Giang.



Toàn cảnh Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Huỳnh Thanh Tạo, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang chào mừng toàn thể các đại biểu, các báo cáo viên và đại diện của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu thuộc Ban Công tác đại biểu về dự Hội nghị tập huấn 2 ngày tại Hậu Giang. Đồng chí cho biết, mục đích tổ chức Hội nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đại biểu dân cử do các đại biểu có thời gian hoạt động Hội đồng nhân dân chưa nhiều, còn bỡ ngỡ, lúng túng trong thực hiện nhiệm vụ dân cử. Những chuyên đề được chọn lựa trình bày tại Hội nghị do các báo cáo viên có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động dân cử trình bày, trao đổi trực tiếp về một số vấn đề nhằm giúp đại biểu hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về kỹ năng, nhiệm vụ của người đại biểu dân cử. 

Một số chuyên đề được trình bày trong 2 ngày làm việc như: Kỹ năng giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri; Kỹ năng giám sát việc thực hiện nghị quyết, kết luận, kiến nghị giám sát của Hội đồng nhân dân, các cơ quan Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân; Kỹ năng xem xét, quyết định và phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; Phân bổ vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách địa phương và một số nội dung mới trong Luật đầu tư công (sửa đổi); Kỹ năng giám sát hoạt động tư pháp... 

Tại hội nghị, với mỗi chuyên đề, các đại biểu đã cùng các báo cáo viên trao đổi thẳng thắn và làm sáng tỏ những vấn đề chưa rõ, những hạn chế bất cập trong hoạt động thực tiễn tại địa phương. Phương pháp truyền đạt khoa học của các báo cáo viên cùng sự trao đổi trực tiếp với các đại biểu tham dự đã nâng cao tính tích cực, chủ động cho đại biểu, giúp đại biểu tiếp thu các nội dung bồi dưỡng theo cách hiệu quả nhất.

Phát biểu kết thúc Hội nghị ngày 19/9/2019, đồng chí Nguyễn Văn Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang đánh giá cao việc tham dự Hội nghị một cách nghiêm túc của các Đại biểu, sự truyền đạt hấp dẫn của các báo cáo viên, sự phối hợp tổ chức Hội nghị chu đáo của Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu. Đồng chí nhấn mạnh, việc nâng cao trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân trong việc thực hiện hoạt động là rất cần thiết, vì thế các chuyên đề này đã giúp cho đại biểu có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng trong hoạt động của mình, sau Hội nghị các đại biểu có thể ứng dụng vào thực tế để ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động các nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị. Thời gian tiếp theo đồng chí mong muốn Ban Công tác đại biểu, trực tiếp là Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử hỗ trợ phối hợp với Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang trong việc tập huấn thêm nhiều kỹ năng hoạt động cho các đại biểu dân cử trong công tác của Hội đồng nhân dân.

TTBD

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK