Hội nghị “Phân tích chính sách và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động” tại Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận từ ngày 30/7 - 1/8/2019
Cập nhật : 10:59 - 19/08/2019
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2019, sáng ngày 30/7 /2019 Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử thuộc Ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Phân tích chính sách và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động” tại Thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. 



Toàn cảnh Hội nghị

Tham dự Hội nghị có đồng chí Trần Văn Túy, Uỷ viên Trung ương Đảng, Ủy viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đ/c Đặng Xuân Phương, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu. Về phía tỉnh Bình Thuận, có sự tham dự của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Mạnh Hùng;  Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận Huỳnh Thanh Cảnh. cùng với sự tham dự của gần 140 đại biểu, bao gồm đại diện lãnh đạo một số cơ quan của Quốc hội, các Đoàn ĐBQH và HĐND đến từ 28 tỉnh, thành phố cùng một số đại biểu các cơ quan Ban ngành Trung ương.

Xây dựng và giải quyết hài hòa, ổn định, tiến bộ trong quan hệ lao động; góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động là những vấn đề cốt lõi trong quản lý kinh tế, là mục tiêu hướng tới của nhiệm vụ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của nước ta; luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhằm góp phần tạo ra động lực phát triển xã hội một cách bền vững. Để tiếp tục đưa tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người và quyền công dân vào cuộc sống; khẩn trương thể chế hóa các Nghị quyết gần đây của các Hội nghị Trung ương 5 và 6 của Đảng ta về phát triển kinh tế tư nhân, hội nhập kinh tế quốc tế, về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội v.v.., tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV vừa qua, Quốc hội đã bước đầu cho ý kiến về dự án Bộ luật lao động (sửa đổi) với nhiều nội dung rất quan trọng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo cử tri và người lao động trong cả nước như về cơ chế thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động; thời gian làm việc; độ tuổi nghỉ hưu; tổ chức đại diện của người lao động v.v….



Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Đặng Xuân Phương phát biểu khai mạc Hội ngh

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Đặng Xuân Phương nhấn mạnh Bộ Luật lao động được sửa đổi lần này (lần thứ 5 sửa đổi) có nhiều nội dung mới và khá toàn diện. Trong đó, có những vấn đề phức tạp, còn có nhiều ý kiến trong dư luận, nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng to lớn, cả về chính trị lẫn các mặt kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của hàng chục triệu người lao động nước ta. 

Để giúp cho các vị đại biểu Quốc hội và Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn về dự án Bộ luật lao động sửa đổi, trên cơ sở tham khảo ý kiến của các vị đại biểu dân cử, cử tri và người lao động về những vấn đề mà dư luận dành nhiều sự quan tâm vừa qua, Ban Công tác đại biểu đã lựa chọn chủ đề để tổ chức Hội nghị tập huấn gồm 06 chuyên đề, bao gồm: 
Chuyên đề 1: Quan niệm, cơ sở, tiêu chuẩn về quyền của người lao động 
Chuyên đề 2: Khuôn khổ chính sách, pháp luật về một số quyền của người lao động
Chuyên đề 3: Tổ chức đại diện cho người lao động ở cơ sở 
Chuyên đề 4: Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và điều kiện làm việc của người lao động    
Chuyên đề 5:  Quyền và lợi ích của người lao động trong giải quyết tranh chấp lao động
Chuyên đề 6: Đình công và quyền đình công của người lao động

Báo cáo viên của hội nghị là những chuyên gia đầu ngành liên quan tới lĩnh vực lao động. Các báo cáo viên đã lồng ghép những phần thảo luận, thực hành giúp các đại biểu rèn luyện các kỹ năng của người đại biểu, từ đó góp phần xây dựng hệ thống pháp luật về lao động toàn diện hơn.





Các đại biểu tham dự Hội nghị chia nhóm để thảo luận và thực hành

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Hùng cho biết HĐND tỉnh Bình Thuận đã tổ chức giám sát chuyên đề về việc thực hiện chế độ chính sách theo quy định của pháp luật đối với người lao động ở một số doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước; phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bình Thuận tổng hợp các ý kiến, kiến nghị các cơ quan Trung ương xem xét giải quyết hoặc hướng dẫn thực hiện phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Qua đó, góp phần thực hiện ngày càng tốt hơn các chế độ chính sách, quy định của pháp luật đối với người lao động. Bí thư Tỉnh ủy bày tỏ mong muốn, qua hội nghị sẽ được nghe những cách làm hay, những kinh nghiêm sâu sắc từ nhiều địa phương trong cả nước về giám sát thực hiện chính sách pháp luật đối với người lao động. Qua đó tỉnh sẽ có thêm cơ sở lý luận thực tiễn trong phân tích chính sách và giám sát thực hiện chính sách pháp luật đối với người lao động trong thời gian đến.

Kết thúc hội nghị, nhiều đại biểu chia sẻ kết quả của hội nghị sẽ góp phần hỗ trợ các đại biểu trong việc phân tích chính sách pháp luật đối với người lao động, đưa ra những ý kiến nhằm sửa đổi, bổ sung cho dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi) tại kỳ họp tới, cũng như trong hoạt động giám sát về thực hiện chính sách pháp luật đối với người lao động của Quốc hội và HĐND. 

TTBD
 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK