Tác động của AI đến lao động, việc làm
Cập nhật : 9:42 - 17/12/2024


Thế giới, trong đó có Việt Nam đang chứng kiến nhiều sự thay đổi vềlao động, việc làm dưới tácđộng của trítuệ nhân tạo (AI),cả tích cực và tiêu cực, vừa tạo ra cơ hội, nhưng cũng đặt ra những thách thức,đòi hỏi sự thay đổi của cá nhân người lao động, người sử dụng lao động, và cảchính sách, pháp luật về lao động, việc làm. Dựa trên thực tế và những thảoluận trên thế giới và Việt Nam, bài viết này tóm tắt những tác động lớn, cả tácđộng đã diễn ra và tác động tiềm năng của AI đối với lao động, việc làm ở ViệtNam; đưa ra một số khuyến nghị về cách tiếp cận chung trong xem xét vấn đề AIvới lao động, việc làm.

1.AI thay đổi quan hệ lao động

Trongquan hệ lao độngtruyền thống, người lao động phảithực hiện công việc mà người sử dụng lao động đưa ra, ngược lại họ có quyền đượchưởng các chế độ về lương, thưởng, bảo hiểmtheo thỏa thuận trong hợp đồng; hai bên phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên, với sự áp dụng AI trong các doanh nghiệp hiệnnay, tính chất nàycó thể thayđổi. Các nhà sử dụng lao động hoàn toàn có thể sử dụng AI đểthay mình đưa ra quyết định liên quan đến người lao động, dẫn tới trường hợp sai sót, gây ra hậu quả pháp lý chodoanh nghiệp. Chẳng hạn trong trường hợp AI được sử dụng để ra các quyết định đánh giá nhân viên, nếu dữ liệu đầu vào không chính xác hoặc không đầy đủ thì quyếtđịnh có thể thiên lệch, thiếucông bằng. Nhiều công ty đã sử dụng AI để tự động đánh giá và xếphạng nhân viên dựa trên nhiều tiêu chí như kinh nghiệm, kỹ năng, thành tích nổibật. Điều này đặt ra những lo ngại đáng kể về giới hạn của công nghệ AI trongviệc dự đoán và đánh giá cảm xúc của con người. Mặc dù người lao động có thể chịusự đánh giá chủ quan của quản lý, nhưng trong trường hợp này, các công cụ AI cóthể được sử dụng làm cơ sở để chấm dứt hoặc cắt giảm việc làm; làm dấy lên lo ngại rằng nếu các nhà sử dụng lao động ngàycàng áp dụng AI vào đánh giá nhân viên thì các quyền lợi của người lao động có thể sẽ bị ảnh hưởngrất nhiều[1].

2. AI và năng suất lao động

AI có tác động to lớn đếnnăng suất lao động và tạo nhiều việc làm mới trong nhiều lĩnh vực. AI, tự động hóa được coi là yếu tố giúp tăng cường sức lao độngcho con người, giải phóng nguồn nhân lực có giá trịcho công việc mang tính chiến lược và sáng tạo hơn. Điều này sẽ cải thiện hiệuquả và năng suất trong các ngành từ sản xuất, hậu cần, đến chăm sóc sức khỏe,tài chính. Một khảo sát của PwC cho thấy, các ngànhtiếp xúc nhiềuvớiAI đang có mức tăng trưởng năng suất lao động cao hơn gần 5 lần, tạo động lựcchính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống[2]. Theo mộtkhảo sát toàn cầu khác, trong đó có Việt Nam, 60% người lao động ở Việt Nam đượchỏi cho rằng AI giúp họ tăng năng suất/hiệu quả làm việc (so với tỷ lệ ở Châu ÁThái Bình Dương là 41%) và 58% coi đó là cơ hội để học các kỹ năng mới (so vớiChâu Á Thái Bình Dương là 34%). Các ngành như Công nghệ, Truyền thông và Viễnthông, cũng như Dịch vụ tài chính, có tiềm năng lớn nhất để cải thiện năng suấtthông qua AI[3].Đại diện các doanhnghiệp ở Việt Nam được hỏi cho biết, việc ứng dụng AI đãgiúp nhân viên của họ tăng năng suất lao động lên nhiều lần, tiết kiệm được nhiềuthời gian, công sức[4].

Tuy nhiên, sự tăng trưởng năng suất sản xuất tổng thể được cho là đang bịtụt lại trong khoảng hơn một thập kỷ qua. Để giải thích cho hiện tượng này, cácnhà kinh tế học cho rằng sự phân bổ công nghệ AI không đồng đều giữa các khu vựctrong nền kinh tế toàn cầu vàtrong mỗi quốc gia cũng được cho là nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm năng suấtlao động tổng thể[5]. Chẳng hạn, khi các công ty lớncó hệ thống AI tiên tiến làm việc với các công ty có quy mô bé hơn (gặp khókhăn trong việc thu hút người lao động có kỹ năng giúp họ áp dụng các công nghệAI một cách có hiệu quả), có thể gặp tình trạng không đồng bộ, từ đó gây giảmnăng suất công việc.

 

3. AI và việc làm

3.1. AI tạo việc làm mới

Theo các ấn phẩm, báo cáo khác nhau trênthế giới, AI có thể tạo những việc làm mới. Chẳng hạn, báo cáo của OECD cho biết, do năng suất tăng lên nên nó cũng có thể dẫn đến nhu cầulao động tăng cao[6].AI cũng có thể tạo ra các nhiệm vụ mới, từ đó có thể tạo ra việc làm mới, đặcbiệt là cho những người lao động có kỹ năng bổ sung cho AI. TheoBáo cáo Tương lai việc làm năm 2023 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, trong 5 nămtới, dự kiến ​​sẽ có 69 triệu việc làm được tạo ra[7]. Tương tự,theo một khảo sát ở ViệtNam năm 2024, các chuyên gia và doanh nhân được hỏiđều cho rằng, AI có thể tạo ra các cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực công nghệvà các ngành khác của Việt Nam[8]. Khi nhucầu về chuyên môn AI tăng lên, nhu cầu ngày càng tăng đối với các chuyên gia đượcđào tạo về khoa học dữ liệu, học máy, phát triển phần mềm, cũng như các công việcđòi hỏi cách làm việc với AI. Điều này sẽ mở ra con đường sự nghiệp mới cho nhữngngười trẻ tuổi, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới sáng tạo.

3.2. AI thay thế việc làm

Ngược lạivới tạo việc làm mới, quan ngại về mất việc làm, thay thế lao động do việctriển khai, ứng dụng AI ngày càng tăng. Chẳng hạn, việc tích hợp các hệ thống hỗ trợ quyết định, robot trợgiúp và phương tiện tự lái có tiềm năng khiến nhiều người lao động mất việc, củng cố định kiến trên thị trường lao động, ảnh hưởng đếnquyền được làm việc, dẫn đến bất ổn kinh tế và bất bình đẳng xã hội. Ở các nướcđang phát triển như Việt Nam, với cơ cấu lao động hiện hành, tác động của AIđối với người lao động sẽ là thách thức lớn, rủi ro thất nghiệp và khoảng cáchbất bình đẳng ngày càng gia tăng.

Mặt khác, khixem xét kỹliệu AI có khả năng thay thế người lao động haykhông, thì có những vấn đề cần thảo luận thêm. Ví dụ, trong các ngành nghề chất lượng cao không, kết quả cho thấy, khó thay thế các kỹ sư phần mềm hay các kỹ thuật viêntrong phòng thí nghiệm bằng các ứng dụng AI. Lý do được đưa ra là mặc dù AI nổibật với khả năng tự học, tuy nhiên những ngành nghề chất lượng cao này lại yêucầu các kỹ năng đặc biệt như kỹ năng lý luận logic, kỹ năng giải quyết vấn đề,khả năng phán đoán, khả suy luận về các tình huống mới lạ,…Đây đều là những kỹnăng phức tạp, đòi hỏi người lao động phải học tập và tích lũy nhiều kinh nghiệmtrong lĩnh vực của mình. Do đó, rất khó để công nghệ AI hiện tại có thể đáp ứngđược những tiêu chuẩn này.

Ngược lại, các ngànhnghề được xem là “lao động chất lượng thấp” như nhân viên vệ sinh hoặc bảo vệthường ít có sự tiếp xúc với trí tuệ nhân tạo. Theo OECD, những ngành nghề nàycó thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao bị thay thế bởi các ứng dụng AI, đặc biệtlà trong khoảng 20 năm tiếp theo. Chẳng hạn, từ một nghiên cứu ở sáu quốc giaEU đã phát hiện ra rằng những người lao động trẻ, nam giới và những người cótrình độ học vấn trung cấp có nhiều khả năng bị thay thế bởi tự động hóa[9].Với sự phát triển của không chỉ AI mà còn các công nghệ khác, việc các đặctrưng cơ bản của các ngành nghề chất lượng thấp này như tính đơn giản, tính lặplại,… có thể bị thay thế bởi AI là hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, các côngviệc yêu cầu kỹ năng cao như phân tích, lý luận logic thường chỉ tốn tài nguyênmức độ tương đối để AI tính toán. Ngược lại, các tác vụ củacác ngành nghề kỹ năng thấp lại thường liên quan đến kỹ năng vận động cảm biến.Những tác vụ này từ góc độ của con người tuy là đơn giản nhưng từ góc độ củamáy tính thường không rõ ràng và rất khó để chuyển đổi thành ngôn ngữ máy, dođó sẽ tốn nhiều tài nguyên hơn để xử lý. Mặc dù AI có khả năng tự học, tuynhiên các tác vụ này không bao giờ là cố định, và luôn có thể phát sinh thêmcác trường hợp mới, do đó rất khó để AI có thể thay thế hoàn toàn con người làmcác công việc này.

Vào năm 2021, mộtnhóm tác giả đã đánh giá tác động của AI đến việc làm ở Việt Nam và Lào dựatrên đánh giá sự phù hợp cho học máy của hơn 2.000 hoạt động công việc chi tiếtcấu thành nên các nghề nghiệp[10]. Đối vớiViệt Nam, hầu hếtngười trả lời có các kỹ năng phù hợp ở mức độ vừa phải với máy học, cho thấy những người này có nguy cơ vừa phải bị thay thế bởi máy móc kỹ thuậtsố. Mặtkhác, một số lượng đáng kể cũng thể hiệncác kỹ năng rất phù hợp với máy học[11].Kết quả phân tích theo giới tính cho thấy, tươngtự như các nghiên cứu khác, laođộng nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn một chút bởi các công nghệ AI thay thế lao độngso với lao động nam. Về độ tuổi, rủi ro bị thay thế bởi cáccông nghệ học máy nhiều nhất ở nhữngngườitrong độ tuổi từ 25 đến 35; những người lao động trong nhóm tuổi lớn nhất (55-65 tuổi)chỉ bị ảnh hưởng ở mức độ vừa phải bởi các công nghệ học máy.

Theo đánh giá nói trên, nhiều nghề nghiệp ở Việt Nam cócác hoạt động phù hợp với học máy, tức là chịu tác động nhiều từ các công cụ họcmáy; đặc biệt là “công nhân may mặc vàcác ngành nghề liên quan”, “nhân viên bán hàng tại cửa hàng” và “ngườilàm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủysản”. Trong số ba nghề nghiệp này, các hoạt động của nhân viên bán hàng tại cửahàng phù hợp nhất với máy học nói chung; mặc dù vẫn cần có người lao động nghề này để thực hiện một số hoạtđộngmà AI khó thay thế.Ngược lại, một số ít nghề nghiệp,chủ yếu là trong lĩnh vực dịch vụ các hoạt động công việc không phù hợp lắm với công nghệ học máy. Mặc dù những nghềnghiệp này có thể được coi là an toàn xét về tác động thay thế lao động của AI,nhưng không có nhiều cơ hội cho những người lao động làm trong những nghề này cải thiệnnăng suất của họ thông qua AI. Đó là những nghề như "dọn dẹp và giúp việc gia đình, khách sạn và vănphòng", "phụcvụ và pha chế".

Thực tế, các tài liệu nghiên cứu trên thế giớivà Việt Nam cho thấy, xu hướng áp dụngAI để hỗ trợ một phần của công việc dường như phổ biến hơn so với việc thay thếhoàn toàn công việc bằng AI. Ví dụ: Một nhà kinh tế khi phải dự báo xu hướngkinh tế có thể dùng AI để tổng hợp dữ liệu (việc này đòi hỏi sự chính xác của đầuvào dữ liệu), đồng thời tự mình viết báo cáo và đưa ra hướng dẫn (đòi hỏi kỹnăng lý luận phức tạp, trừu tượng).

 



[1] Nazanin Andalibi,‘Emotion-tracking AI on the job: Workersfear being watched – and misunderstood’, The Conversation (7 March 2024); Steven Greenhouse, ‘“Constantly monitored”: the pushbackagainst AI surveillance at work’, The Guardian (7 January 2024)

[4] Viện Nghiên cứuchính sách và phát triển truyền thông, phỏng vấn sâu về phát triển AI ở ViệtNam, 2024.

[5] D. Andrews, C.Criscuolo, and P. N. Gal, The best versus the rest: the global productivityslowdown, divergence across firms and the role of public policy, OECDProductivity Working Papers, OECD Publishing, Paris, no. 5, 2016, doi:10.1787/63629cc9-en.

[22] P. Gal, Digitalisation and productivity: In searchof the holy grail - Firm-level empirical evidence from EU countries, OECDEconomics Department Working Papers, OECD Publishing, Paris, no. 1533, 2019,doi: 10.1787/5080f4b6-en

[6] OECD (2023).The supply, demand and characteristics of the AI workforce across OECDcountries. Link truy cập: https://www.oecd.org/publications/the-supply-demand-and-characteristics-of-the-ai-workforce-across-oecd-countries-bb17314a-en.htm

[7] WEF, Future ofJobs Report 2023.

[8] Viện Nghiên cứuchính sách và phát triển truyền thông, phỏng vấn sâu về phát triển AI ở ViệtNam, 2024.

[9] OECD (2023). The supply, demand and characteristics of theAI workforce across OECD countries.

[10] Francesco Carbonero el al., The Impact of ArtificialIntelligence on Labor Markets in Developing Countries: A New Method with anIllustration for Lao PDR and Viet Nam, IZA – Institute of Labor Economics Discussion Paper Series, 12/2021. https://docs.iza.org/dp14944.pdf

[11] Francesco Carbonero el al., tlđd.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK