Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm TTATGT đường bộ tại một số thành phố trực thuộc trung ương
Cập nhật : 9:41 - 17/12/2024


          1.Kết quả bảo đảm TTATGT đường bộ

Việc triển khai thi hành các quy định pháp luậtvề bảo đảm TTATGT đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự chuyển biến mạnh mẽtừ chính quyềncác cấp, củacán bộ, đảngviên và các tầnglớp Nhân dân trên địa bàn của các thành phố; tạo sự đồng thuận của cáctầng lớp Nhândân về phápluật trật tự an toàn giao thông, quyết tâm kéo giảm tai nạn giaothông (TNGT) ở cả ba tiêu chí, ùntắc giao thông(UTGT), hạn chế tối đa thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhân dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thiết lập trật tự, kỷcương về trật tự, an toàn giaothông đường bộ, bước đầu tạolập được những điều kiệnthuận lợi đểchủ động tham gia vào hoạt động giao thông vận tải của các thành phố, tăngcường kết nối với địa phương trong cả nước góp phần phát triển nền kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng.

UBND các thành phố thườngxuyên quan tâm, chỉ đạo các ngành chức năng khảo sát, khắc phục những nguyên nhândẫn đến ùn tắc giao thông, tăng cường bố trí các lực lượng, tổ chức chỉ huy, điều khiển giao thông tại các nút giao thông phức tạpvào giờ caođiểm, kết hợpkiểm tra, xử lý nghiêm các hành vivi phạm,thành phố Đà Nẵng, Cần Thơ ít xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.

Kếtcấu hạ tầng giao thông có những bước phát triển vượt bậc, nhiều côngtrình giao thông mới được đầu tư xây dựng, sửa chữa, đưa vào hoạt động, đáp ứng được nhu cầu đi lại. Tổ chức giao thông từng bước được hoàn thiện, dần dần khắcphục được những điểm đen, tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT.

Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công trình giao thôngtrọng điểm đã hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần giảm tai nạn giao thông, giảmùn tắc giao thông, phát triển kinh tế - xã hội; tình hình ùn tắc giao thôngđược cải thiện thông qua số điểm nguy cơ ùn tắc giao thông giảm; tình hình tainạn giao thông được kéo giảm qua từng năm (riêng năm 2022 tăng cao do năm 2021giảm sâu vì ảnh hưởng Covid-19);

Thành phố Cần Thơ, tìnhhình tai nạn giao thông được kiềm chế, các vụ tai nạn giao thông đặc biệtnghiêm trọng liên quan đến xe khách, xe tải nặng, xe công-ten-nơ không xảy ra,ùn tắc giao thông không xảy ra.

Thành phố Hà Nội đã đổi thay mạnh mẽ nhờphát triển kết cấu hạ tầng giao thông, xứng đáng là hạt nhân trung tâm của VùngThủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước.Các nguồn lực, thế mạnh của từng địa phương sau khi hợp nhất đã được khai thác,sử dụng có hiệu quả, trong đó nổi bật nhất phải kể đến sự phát triển mạnh mẽ cảvề chất và lượng của lĩnh vực giao thông vận tải.

          2. Kếtquả ban hành văn bản quyphạm pháp luật quyđịnh chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ về bảo đảm TTATGT đường bộ.

Trên cơ sLuật Giao thông đường bộ và các văn bản hướngdẫn thi hành, các địa phương đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản theo thẩmquyền để triển khai tại địa phương mình. Nhìn chung, các văn bản được ban hànhđều bảo đảm tínhhợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; thẩm quyền ban hành, thủ tục, trình tự và hình thức phù hợp với nội dung văn bản.

- UBND thành phĐà Nẵng ban hành và triển khai 04 đề án: Tăng cường vận tải công cộng kết hợp với kiểmsoát sử dụngphương tiện cơ giới cá nhân, kiểm soát và điều tiết hợp lý phương tiện vận tải vào trung tâmTP. Đà Nẵng; Thí điểm phát triển dịch vụ xe đạp công cộng khu vực trung tâm TP.Đà Nẵng; Hoànthiện mô hìnhquản lý vận tải công cộng tại TP. Đà Nẵng; Hiện đại hóa Trungtâm điều hànhđèn tín hiệu giao thông và vận tải công cộng TP. Đà Nẵng;Quy hoạch giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (năm 2014); Điều chỉnh đề án Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng bằngtaxi trên địabàn thành phốĐà Nẵng đếnnăm 2020 và tầmnhìn đến năm2030. Quy hoạch phát triển vận tải hành khách côngcộng bằng xe buýttại thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2020và tầm nhìn đến năm 2030.

- UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành kếhoạch an toàn giao thông hàng năm, gắn với chủ đề Năm an toàn giao thông

- UBND Thành phố HàNội giao giao Sở GTVT thực hiện 09 chuyên đề trọng tâm để góp phần bảo đảm trậttự, an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc giao thông và phát triển giao thôngvận tải Thủ đô[1]. 

          3. Việc tổ chức thực hiện cácvăn bảnquy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT đường bộ; quy chuẩn, tiêuchuẩnkĩ thuật về bảo đảm TTATGT đường bộ.

Công tác cải cách hành chính mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vựcgiao thông đườngbộ được chú trọng, đã từng bước tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp. UBND các thành phchỉ đạo Sở, ngành chứcnăng tăng cường rà soát các thủ tục hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; nghiên cứu sửa đổi, bổsung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện cải cách thủ tục hành chính.

          Lực lượng Công an cácthành phthườngxuyên mở cácđợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm TTATGT theo chuyên đề, bảo đảm TTATGT các lễ hội, sự kiện văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn. Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phươngxây dựng các kế hoạch, phương án triển khai đồng bộnhiều biện pháp bảo đảm trật tự an toàngiao thông, tổ chức ra quân lập lại trật tự vỉa hè, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh ở cơ sở

4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm TTATGT đường bộ.

Công tác tuyên truyền, phổbiến Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các vănbản quy phạm phápluật hướng dẫn thi hành được xác định là công tác trọng tâm, lâu dài của các thành phố, đóng vai trò quan trọngtrong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đặc biệt của cán bộ, công chức và viên chức nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tainạn và ùn tắcgiao thông. Các hình thức tuyên truyền, phổ biến đa dạng, phong phú để phùhợp với từng đối tượng, như: panô, băng rôn, phướn treo trên các trục đường chính; tuyên truyền trongcộng đồng dân cư, trường học, cơ quan, đơn vị bằng phương pháp nói chuyện chuyên đề ATGT; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng qua báo, đài, tuyên truyền bằng tổ chức các cuộc thi tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ; Tổ chức các sự kiệntruyền thông về an toàn giao thôngvới quy mô lớn

Đà Nẵng: Ban ATGT thành phố phối hợp với các  cơquan Thành viên Ban ATGT thành phố, Ban ATGT quận, huyệntổ chức nhiều hoạt động giữ gìnTTATGT hàng năm như Chương trình “Tiếp sức mùa thi”, tiếp tục tổ chứcngày hội"Thanh niên với văn hóa giaothông" trong toàn Đoàn, hoạt động “Ra quân giúp điều phối giao thông” tại các ngã tư, mô hình “Cổngtrường văn minh”, chương trình tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì TNGT; tuyên truyền bằng hệ thống bảng điện tử màn hình LED, hệ thống loa di động tại các tuyến, nút giao thông trọng điểm vào các khung giờ caođiểm... các địaphương, cơ quan xây dựng các mô hình như: quận Hải Châu có mô hình“Thanh niên tố giác tội phạm qua ứng dụng zalo", Facebook"Hải Châu an bình"... ;quận Liên Chiểu tổ chức các cuộc vận động, mô hình như:Cuộc vận động “Toàn dân tích cực tham gia giữ gìn trật tự ATGT", mô hình "Vì cổngtrường bình yên", "Tổ xe thồ tự quản”, “Đoạn đường an toàn, văn minh”, “Tổ dân phố không có người vi phạm TTATGT", quận Cẩm Lệ có mô hình “Ngã tư văn minh an toàn”, “Nói khôngvới đi ngược chiều”...; quận Ngũ Hành Sơn có mô hình: “Cổngtrường bình yên”, “Khu dân cư đảm bảo TTATGT"... ; huyện Hòa Vang có mô hình: "Khu dân cư đảm bảo ATGT”;“Thôn tự quảnvề ATGT"...; Thành Đoàn Đà Nẵng có mô hình “Vì cổng trường văn minh”tại các trường tiểu học và trung học cơ sở trên toàn thànhphố; Sở Giáodục và đào tạo phát động chương trình “Giữ trọn ước mơ...”

Thành phố Cần Thơ đã thực hiện được 233.787 cuộc; với 5.620.054người nghe, 2.298.351 tờ rơi, 22.190 tin bài viết, 393 cuộc phóng sự, cụ thể:: thực hiện phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật được 21.695 cuộc với674.087 lượt người dự, trong đó, lồng ghép các nội dung tuyên truyền các quyđịnh của pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ; phối hợp Đài phát thanhvà truyền hình thành phố Cần Thơ thực hiện Chuyên mục “Phổ biến pháp luật” trênsóng phát thanh và truyền hình với thời lượng 12 phút/mỗi ngày; Phối hợp Liênhiệp các Hội Văn học - nghệ thuật thành phố xây dựng các thể loại sáng tác(tiểu phẩm, tác phẩm văn học, nghệ thuật) để lồng ghép các nội dung tuyêntruyền phổ biến giáo dục pháp luật; Phối hợp Công an thành phố, Trường Đại họcCần Thơ, Trường Phổ thông Năng khiếu, Trường THPT,… tổ chức Chương trình giaolưu, tuyên truyền pháp luật về phòng, chống ma túy, bạo lực học đường, an toàngiao thông cho đối tượng thanh thiếu niên trong trường học; thành lập các nhómZalo để thực hiện truyền tải thông tin tuyên truyền giáo dục pháp luật. Đồngthời, biên soạn, phát hành 1.000 quyển Sổ tay Hỏi - đáp pháp luật về an toàngiao thông; biên soạn và phát hành 30.000 tờ gấp tuyên truyền các quy định luậtphòng, chống tác hại rượu, bia; tổ chức 154 buổi biểu diễn lưu động chươngtrình văn nghệ, 8.400 băng rôn, 650 pano có nội dung tuyên truyền về an toàngiao thông; Xây dựng mô hình: Mô hình “An toàn giao thông từ những ngôi trường”- đã hoàn thành tại 20 điểm trường với 130 điểm báo về an toàn giao thông; môhình “Những chuyến xe an toàn”; mô hình “Xây dựng ý thức giao thông - vì bìnhyên cuộc sống”. Xây dựng mô hình “Đoạn đường an toàn giao thông”, bến đò “Antoàn giao thông”, phát mũ bảo hiểm chất lượng và thực hiện ký cam kết không viphạm về trật tự an toàn giao thông.

          Tập trung đổi mới và nâng caohiệu quả công tác tuyên truyền đi vào chiều sâu, không hình thức, đúng nộidung, đúng đối tượng; thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tích cực hỗtrợ trực tiếp tuyên truyền cho gia đình, người thân và cộng đồng dân cư, gópphần đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự, antoàn giao thông” và phong trào “Toàn dân thực hiện văn hóa giao thông”.

          5. Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giaothôngđường bộ; cấp, thu hồigiấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông đường bộ.

a) Công tác đăng ký phương tiện cơ giới đường bộ:

Công tác đăng ký, quản lý phương tiện xe cơ giớiđường bộ được thực hiện theo quy định của Bộ Công an[2].

Thànhphố Đà Nẵng: Đang quản lý 118.833xe ô tô, 1.041.371  xe mô tô. Tiến hành tra cứu và cung cấp thông tin liên quan đến hàng chục nghìn phương tiện ô tô, mô tô theo yêu cầu của các đơn vị nghiệp vụ, các tổ TTKS giao thông phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Thànhphố Hồ Chí Minh: Đã cấpđăng ký tổng cộng 4.496.672 phương tiện (676.652 ô tô, 3.820.020 mô tô).

Thànhphố Cần Thơ: đã thực hiện đăng ký mới cho 325.518 xe. Trong đó, 45.156 xe ô tô,280.362 xe mô tô. Tổng số phương tiện đang quản lý: 59.646 xe ô tô, 996.456 xemô tô, 16 xe ba bánh và 04 xe khác.

          Thành phố Hà Nội đãđăng ký mới: 4.459.176 phương tiện. Trong đó: Ôtô: 916.266 xe; Môtô: 3.542.910xe; Thu hồi: Ô tô: 264.090 xe, mô tô 106.173 xe; Sang tên: Ô tô: 569.382 xe, môtô 375.260 xe; Đấu giá: 523 xe. Nâng tổng số phương tiện quản lý tính đến15/12/2023 gồm: 8.026.902 phương tiện (trong đó: 1.111.983 ô tô, 6.727.275 mô tô, 187.644 xe máy điện).

b) Công tác đăng kiểmphương tiện cơ giới đường bộ

Tổ chức thực hiện kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định[3], cụ thể:

-Thành phố Đà Nẵng: Tổng số lượt phương tiện kiểm định:998.185 lượt. Tổng số lượt kiểm định đạt (cấp giấy chứng nhận chất lượngATKT&BVMT) : 810.086 lượt. Từ năm 2009 đến năm 2023 không có xảy ra trường hợpphương tiện xe cơ giới gây ra tainạn giao thôngdo chất lượng kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; thống kêvà thông báo phương tiện hết niên hạn sử dụng theo quyđịnh: Tổng số phương tiện loại bỏ do hết niên hạn sử dụng: 4.108 phương tiện.

-Thành phố Hồ Chí Minh: Tổng số lượt phương tiện tham gia kiểm địnhtại các trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minhlà 6.671.269 lượt; trong đó, số phương tiện đạt là 5.964.939 (đạt 89,4%) và sốphương tiện không đạt là 706.330. Trong năm 2023, tổng số lượt phương tiện thamgia kiểm định tại 18 Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trên địa bàn Thành phốlà 480.021 lượt xe, giảm 16,32% so với năm 2022.

-Thành phố Cần Thơ: đã tổ chức thực hiện kiểm định cho 643.503 lượt phương tiện. Trong đó,cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho 498.682phương tiện đạt tiêu chuẩn và 143.741 lượt phương tiện không đạt tiêu chuẩn.Không có trường hợp cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệmôi trường sai quy định phải thu hồi.

-Thành phố Hà Nội: Cấp 544.710 Giấy chứng nhận ATKT và BVMT xe cơgiới; thu hồi 53 Giấy chứng nhận ATKT và BVMT xe cơ giới.

- Tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm trong việc thựchiện các quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

c) Quy địnhcụ thể điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ tại địa phương mình.

          Căn cứ vào hướng dẫn của BộGiao thông vận tải[4], UBND các thành phố ban hành Quyết định về tổ chứcquản lý, hoạtđộng vận chuyển hành khách, hànghóa bằng xe thôsơ, xe gắn máy,xe mô tô hai bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn[5].

          6. Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ.

Công tác giám sát, kiểm tra và yêu cầu các cơ sở đào tạo láixe triển khai tăng cường cơ sở vật chất; hệ thống phòng học, trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên, xe tập lái, sân tập lái của cơ sở đào tạo lái xe được đầu tư, củngcố, tăng cường, đáp ứng yêu cầu giảng dạy, phù hợp thực tiễn[6].

Công tác sát hạch lái xe được cơ quan chuyên môn chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra, rà soát thiết bị chấm điểmtự động sát hạchlái xe chính xác, minh bạch theo quy định của Cục Đường bộ Việt Nam; Trung tâm sát hạch đã tích cực duy trì cơ sở vật chất, trangthiết bị, sân bãi đáp ứng tốt công tác sát hạch cấp GPLX của Sở GTVT; côngkhai mức thu phísát hạch vàgiá các dịch vụ khác theo quy định.

Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất việc triển khailắp đặt vàtruyền dữ liệu thiết bị DATtrên các tuyến đường dạy thực hành lái xe và việc chấp hành các quy định của pháp luậtđối với côngtác đào tạo lái xe của các cơ sở đàotạo.

Triển khai dịch vụ công mức độ 4 đối với thủ tục Cấp đổi Giấy phép lái xe, nhận Giấy phép lái xe tại nhà để tạo thuận tiện chongười dân trong việc thực hiện đổi Giấy phéplái xe, hạn chế việc tập trung đông người tại khu vựctrung tâm hành chính thành phố, giảm thời gian và chiphí đi lại cho người dân.

Thành phố Hà Nội tăng cường công tác quảnlý nhà nướcvà đẩy mạnh xã hội hóa cung cấp dịch vụ đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển mạnglưới các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch lái xe, góp phần đáp ứng nhu cầuđược học, thi lấy giấy phép lái xe của người dân; đổi mới công tác quản lý và nội dung đàotạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; tăngcường công tác điều tra, phòngngừa vi phạm pháp luật trong hoạtđộng đào tạo, sát hạch, cấp giấyphép lái xe của các cơ sở đào tạo, trungtâm sát hạch lái xe trên địa bàn Thành phố.

Tại Đà Nẵng, nhu cầuhọc lái xe củangười dân qua các năm có thay đổi và có chiều hướng giảm trong những năm gần đây. Một số quy định mới trong đào tạo lái xe như việc áp dụng thiết bị theo dõi thời gian và quãng đường học lái xe trên đường (thiết bịDAT), cabin điện tử, việc tăng thêmmột nội dung sáthạch cấp giấy phép lái xe... đã tạo tâm lý e dè cho học viên.

          7. Quản lý về TTATGTđường bộ trong hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải.

Việc thẩm định hồ sơđăng ký giấyphép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đượcthực hiện theo đúng quy định tại Nghị định của Chính phủ và Thông tư liên quan củaBộ GTVT về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô[7]. Trong quá trình thẩm định, cấp các loại phù hiệu, biển hiệu cho xe ô tô kinh doanh vận tải, việc kiểm tra các điều kiện của phươngtiện theo đúng quy định.

Áp dụng công nghệ (camera giám sát giao thông, dữ liệugiám sát hành trình,...) để giám sát, theo dõi hoạt động vận tải trên địa bàn, trong đó tập trung giám sát tại các điểm mật độ phương tiện cao như khu vực sân bay, bến xe, các tuyến đường cửa ngõ thành phố để phát hiện các trường hợp có dấu hiệu vi phạm và chỉ đạo lực lượng Thanh tra Sở kiểm tra, xác định hành vi vi phạm, xử lý theo quy định.

          Định kỳhàng tháng, SởGTVT thành phố Đà Nẵng tiến hành trích xuất dữ liệu thống kê từ phần mềm quản lý thiết bị giám sát hành trìnhcủa Cục đường bộ Việt Nam (trước đây là Tổng cục Đường bộViệt Nam) để thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với cácxe ô tô kinh doanh vận tải vi phạm tốc độ trung bình từ 05 lần/1.000 km trởlên. Tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định về kinhdoanh và điềukiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô đối với cácđơn vị vận tải để chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định về kinh doanhvận tải bằng xe ô tô.

          - Thành phố Cần Thơđã không ngừng đổi mới và thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giao thôngvận tải, đặc biệt chú trọng và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý vận tải,phương tiện và người lái xe trên địa bàn; quyết liệt trong xử lý và kiểm soátxe quá khổ, quá tải chở hàng nhằm hạn chế tình trạng lưu thông trên các tuyếnđường gây mất an toàn giao thông. Công tác quản lý hoạt động kinh doanh vận tảiđối với các đơn vị vận tải cũng được chú trọng, định kỳ kiểm tra việc duy trìcác điều kiện kinh doanh của các đơn vị vận tải theo quy định.

          - Thành phố Hà Nội có 63.641phương tiện vận tải hành khách (trong đó có 38.775 xe ô tô dưới 9 chỗ và xetaxi, 17.240/38.775 phương tiện có ứng dụng phần mềm của Grab, be, Gojek) thuộc12 nghìn đơn vị ; 81.143 phương tiện vận tải hàng hóa (trong đó có: 10.004 xeCông ten nơ, 67.564 xe tải và 3.575 xe đầu kéo) thuộc 12.953 đơn vị; trên100.000 xe mô tô 2 bánh công nghệ vận chuyển hành khách và hàng hóa; 223 phươngtiện xe điện 4 bánh; 615 xe đạp công cộng (trong đó có 100 xe đạp điện tại 79điểm cho thuê), triển khai đồng bộ các giải pháptăng cường hiệu quả quản lý, vận hành các loại hình vận tải.

          8. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ; điều tra,giải quyết tai nạn giao thông, xử lý “điểm đen,điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông” đường bộ; khắc phục ùn tắc giao thông đường bộ; tổ chức cứu nạn, cứu hộ giao thông đường bộ.

  UBND cácthành phố đã đầu tư, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuậttrang bị cho lực lượng Cảnh sát giaothông được tăng cường. Trung tâm giám sát camera giao thông góp phần tăng cường công tác bảo đảm TTATGT; tăng cường phối hợp giữalực lượng Cảnh sát giao thông với lực lượng Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự để kiểm tra, kiểm soát,ngăn chặn, xử lýkịp thời cáchành vi tụ tập, gây mất TTATGT; đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; triển khai xử lý quyết liệt chuyên đề vi phạm quy định vềnồng độ cồn khi tham gia giao thôngtrong những năm gần đây.

  Lực lượng Cảnh sát giaothông tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.Huy động tối đa lực lượng, trang thiết bị, phương tiện thường xuyên mở các đợt cao điểm tuần tra,kiểm soát, bảođảm trật tự an toàn giao thôngtrên địa bànthành phố; tập trung kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông[8].

Lực lượng Thanh tra ngành GTVT thường xuyên phối hợp với các lực lượng chức năng tậptrung xử lý các trường hợp vi phạm về trật tự ATGT, trật tự đô thị, các xe khách, xe buýt, taxi vi phạm các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải; đẩy mạnh khai thác và phát huy hiệu quả thông tin từ thiết bị giám sát hành trình củaphương tiện để kiểm soát hoạt động thực tế của cácphương tiện khi tham gia giao thông, xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm[9];

Công an các thành phố cũng đã thực hiện tốt công tác điều tra, giảiquyết các vụtai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố. Xác định chính xác nguyên nhânxảy ra tai nạn, mức độ lỗi của các bên liên quan và đặcbiệt là phát hiện những sơ hở, thiếu sótcủa các cơquan quản lýnhà nước, chínhquyền địa phương để kịp thời bịt kín kẽ hở, xây dựng các phương án phòng ngừa,phân công trách nhiệm từng lực lượng trong việc xử lý các vị trí nguy hiểm, điểm đen TNGT và xây dựng ý thức chấp hành pháp luật, ứng xử có văn hóa đối với ngườitham gia giao thông.

Việc xử lý điểm đen tai nạn giao thông thực hiện theo quy định tạiQuyết định số 13/2005/QĐ-BGTVT ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Bộ Giao thôngvận tải về việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm thường xảy ra tai nạn giaothông trên đường bộ đang khai thác, Thông tư số 26/2012/TT-BGTVT ngày 20 tháng7 năm 2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc xác định và xử lý vị trínguy hiểm trên đường bộ đang khai thác.

- Hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn thành phĐà Nẵng được tập trung đầutư và ngày càng hoàn thiện. Đến nay, mạng lưới đường bộ phát triển nhanh theo hướng hiện đại, đảm bảo giao thông thông suốt trên địa bàn thành phố và kết nối đồng bộ với mạnglưới giao thông quốc gia[10]; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong quản lý.

- Thành phố Hồ Chí Minh: Từnăm 2009 đến hết năm 2023, trên địa bàn Thành phố xảy ra 177 vụ ùn tắc giaothông kéo dài trên 30 phút (trong đó năm 2009 là năm có số vụ ùn tắc giao thôngxảy ra cao nhất với 79 vụ). Từ năm 2015 đến hết năm 2023 trên địa bàn Thành phốkhông xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút. Số điểm nguy cơ ùn tắcgiao thông giảm dần qua từng năm (năm 2017 có 37 điểm, năm 2023 giảm còn 24điểm).

          - Cơ sởhạ tầng giao thông đường bộ của thành phố ĐàNẵng được tập trung đầu tư, hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại kếtnối hiệu quả[11].

- Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Ban hànhdanh mục các tuyến đường cho phép sử dụng tạm thời một phần vỉa hè làm bãi giữxe công cộng có thu phí, phục vụ kinh doanh dịch vụ, buôn bán hàng hóa và chophép đậu xe dưới lòng đường có thu phí trên địa bàn.

+ Thành phốHồ Chí Minh căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Công văn số 3011/UBND-ĐTMTngày 22 tháng 06 năm 2011 về việc chấp thuận cho phép đầu tư khai thác dạ cầucủa một số cầu đường bộ làm bãi đỗ xe kết hợp tăng cường mảng xanh đô thị Thànhphố. Thông tư số 35/2017/TT-BGTVT ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Bộ Giao thôngvận tải, Thành phố đã tạmngưng hoạt động các bãi đỗ xe, hoàn trả lại mặt bằng các dạ cầu theo đúng quyđịnh tại Thông tư này.

- Thành phốHà Nội: tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra hệ thốngcầu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông, đường ngang giao cắt đường sắt, đườngthủy nội địa… sửa chữa kịp thời các hư hỏng để đảm bảo giao thông êm thuận,thông suốt, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân; tổ chức kiểm tra, xửlý và giải tỏa các trường hợp vi phạm lấn chiếm trái phép lòng đường, hè phố,hành lang an toàn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đôthị, không để xảy ra tình trạng tái lấn chiếm trên địa bàn Thành phố.

 Ban cạnh đó, các thành phố chủ động phối hợp các bộ, ngành, địa phương; thực hiện điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hợptác quốc tế về bảo đảm TTATGT đường bộ.

 

Tham khảo:

Báo cáo số 809/BC-ĐGS của đoàn giám sát của UBTVQH ngày 22/4/2024 về Kết quả giám sát “Việc thực hiện chínhsách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” tại thành phố Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ và thànhphố Hà Nội



[1] (1) Công tác triển khai thực hiện Quy hoạch và đầu tư pháttriển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo đồ án quy hoạch giao thông vậntải Thủ đô đến năm 2030; tầm nhìn 2050 đã được Thủ tướng chính phủ phêduyệt.(2) Báo cáo chuyên đề phát triển đô thị theo định hướng giao thông côngcộng (TOD) phục vụ đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt đô thị của Thành phốHà Nội theo quy hoạch. (3) Công tác Quy hoạch, đầu tư và quản lý, khai thác bếnxe, bãi đỗ xe, điểm trông giữ xe tạm thời trên địa bàn Thành phố Hà Nội. (4)Định hướng phát triển hệ thống giao thông thông minh (ITS) phục vụ công tácquản lý và điều hành giao thông tại Thành phố Hà Nội. (5) Báo cáo chuyên đề vềhoạt động "xe dù, bến cóc" và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cườngcông tác quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách trên địa bàn Thànhphố. (6) Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện đồ án quy hoạch giao thông vận tảiThủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. (7) Kết quả rà soát, đánhgiá tổng thể mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bànThành phố Hà Nội và các định hướng triển khai thực hiện trong thời gian tới. (8)Một số cơ chế, chính sách lớn đặc thù liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tảiđề xuất đưa vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

[2] Thông tư số 24/2023/TT-BCA ngày01/7/2023 về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới (thaythế cho các Thông tư số 06/2009/TT-BCA-C11 ngày11/3/2009; Thông tư số 36/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010; Thông tư số75/2011/TT-BCA ngày 17/11/2011;Thông tư số 12/2013/TT-BCA ngày 01/3/2013; Thông tư số15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014;Thông số 64/2017/TT-BCA ngày 28/12/2017 về bổ sung sửa đổi một số điều của Thông tư số 15/2014/TT-BCAngày 04/4/2014; Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày16/6/2020) trên phần mềm thống nhất theo quy định của Bộ Công an, triển khai thựchiện nghiêm túc từ thành phố đến quận, huyện; bảo đảm khoa học, thuận tiện cho việc tra cứu, trích xuất dữ liệu phục vụcho các hoạtđộng nghiệp vụ của ngành và nhu cầu của chủ sở hữu phương tiện.

[3] Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với ô tô chở người và ô tô chở hàng. Thông tư số 56/2012/TT-BGTVTngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thôngvận tải quy định về thủ tục kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giaothông cơ giớiđường bộ; Thông tư số 60/2013/TT-BGTVT ngày 30tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi Điều 7của Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định vềkiểm định ATKT và BVMT; Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định vềkiểm tra ATKT và BVMT phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Thông tư số 10/2014/TT-BGTVT ngày 23tháng 4 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2012/TT-BGTVTngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thôngvận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giaothông cơ giớiđường bộ và Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định vềkiểm tra ATKT và BVMT phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Thông tư32/2012/TT-BGTVT ngày 09/8/2012; Thông tư số70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ GTVT ; Thông tưsố 16/2021/TT-BGTVT ngày 12/08/2021 của Bộ GTVT; Thông tư số 02/2023/TT-BGTVTngày 22/03/2023 của Bộ GTVT ; Thông tưsố 08/2023/TT-BGTVT ngày 02/06/2023 của Bộ GTVT.

[4] Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày23/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việcsử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh,xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa; Thông tư số 46/2014/TT-BGTVT ngày06/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Sửa đổi, bổsung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày23/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việcsử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh,xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa.

[5] Ủy ban nhân dânThành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 19 tháng02 năm 2013 quy định về cấm và hạn chế xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốnbánh lưu thông trong khu vực nội đô và trên các quốc lộ trên địa bàn Thành phố;ban hành Công văn số 682/UBND-ĐT ngày 26 tháng 02 năm 2020 về tăng cường côngtác quản lý sử dụng đối với các loại phương tiện xe 3, 4 bánh tự chế và xe chởhàng 4 bánh có gắn động cơ trên địa bàn Thành phố

[6] các giáo viên đáp ứng các tiêu chuẩn về nghiệp vụ sư phạm, cóbằng tốt nghiệp trung cấp nghề trở lên, có thâm niên giấy phép lái xe theo quy định,được tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành và thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ. Tất cả các cơ sở đào tạo đã xây dựng quy chế quản lý đào tạo và áp dụng trong quản lý, điều hành tại đơn vị. Thực hiệntuyển sinh theo đúng lưu lượng được cấp phép; niêm yết công khai các thủ tục nhập học, chương trình đào tạo, học phí, lệ phí; ký hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô, ký thanh lý hợp đồng đào tạo sau khi tốtnghiệp theo quy định;

[7] Đếnnăm 2023, Sở GTVT đang cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tôvà quảnlý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô của 1.877 doanh nghiệp, hợp tácxã, hộkinh doanh cá thể. Có 18 đơn vị kinh doanh vận tải kháchliên tỉnhtheo tuyến cố định; 572 đơn vị kinh doanh vận tải kháchtheo hợpđồng; 337 đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch; 930 đơn vị kinhdoanh vận tải hàng hóa; 12 đơn vị kinh doanh vận tải kháchbằng xebuýt; 08 đơn vị kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi. Trên địa bànthành phốĐà Nẵngcó 02 bến xe ô tô khách được công bố đưa vàohoạtđộng theo quy chuẩn quốc gia về Bến xe khách.

 

[8] - Lựclượng CSGT thành phĐà Nẵng đã phát hiện, lập biên bản 1.063.583 trường hợp vi phạm. Ra quyết định xử phạt chuyểnkho bạc Nhà nước thu hơn 639,4 tỷ đồng. Tạm giữ 77.514 phươngtiện.

- Lực lượng Cảnh sát giao thông thành phố Hồ Chí Minh: đãxử lý 13.111.376 trường hợp với số tiền trên 4.693 tỷ đồng. Tạm giữ 23.535 xeôtô, 1.074.037 xe môtô, 13.604 phương tiện khác; tước Giấy phép lái xe:1.046.400 trường hợp.

- Thành phố Cần Thơ: lực lượng Cảnh sát giao thông Công an thànhphố, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Công an quận, huyện tổ chức tuần tra được 546.857 cuộc,   1.589.508 lượt chiến sĩ tham gia, phát hiện lập biênbản 1.057.205 trường hợp vi phạm, ra quyết định xử phạt 923.819 trường hợp, nộp kho bạc số tiền 833.025.500.000đ.

lực lượng Công an Thành phố, Thanh tra SởGTVT Hà Nội đã kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ:8.943.168 trường hợp, phạt tiền: 3.836.171.391.000 đồng.

[9] - Thanh tra SởGiao thông vận tải thành phố Đà Nẵng đã kiểmtra, lập biên bản vi phạm hành chính hơn 58.000 trường hợp, ban hành quyết định xử phạt hành chính với sốtiền hơn 71,4 tỷ đồng.

- Lực lượng Thanh tra giao thông thành phố Hồ Chí Minh: đãxử lý 289.366 trường hợp với tổng số tiền xử phạt là 784.153.387.000 đồng.Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác như tước quyền sửdụng giấy phép lái xe, phù hiệu, chứng chỉ hành nghề có thời hạn, tạm giữphương tiện, đình chỉ thi công, đình chỉ tuyển sinh,...: 101.578 trường hợp.

[10] Tínhđến ngày31/12/2023, thành phĐà Nẵng có 2.694 tuyến đường với tổng chiều dài1.554,401km; trong đó: cao tốc 37,965 km; quốc lộ 120,989 km; đường tỉnh 68,713km; đường đô thị 1.171,994 km; đường huyện, xã110,74 km và chuyên dùng 43,996km (chưa tính đường kiệt hẻm và đường giao thôngnông thôn) và 75 cầu (dài >= 25m) với tổng chiều dài 15.075,4m; 03 Bãi đỗ xe thôngminh với297 chỗ đỗ; 23 bãi đỗ xe tạm, với diện tích 72.509 m2/3.020chỗ đỗ;187 vịnh đỗ xe trên các tuyến đường, với tổng diện tíchđỗ xekhoảng 42.706 m2, 1.710 chỗ đỗ. Nhiều côngtrình trọngđiểm đã triển khai, đưa vào vận hànhnhư: Nút giao thông khác mức Ngã ba Huế, Nútgiao thông phía Tây cầu sông hàn, Nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý,nút giao thông khác mức Nguyễn Tri Phương - Điện Biên Phủ - Lê Độ, Trục I Tây bắc, đường vànhđai phía Nam, đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.

[11] Thành phố đã phối hợp với Bộ GTVT thi công hoàn thành và đưa vàokhai thác Hầm đường bộ Hải Vân 2 (tháng 01/2021), Tuyến cao tốc La Sơn – Hòa Liên trong tháng4/2022, khởi công dán Tuyếncao tốc HòaLiên – Túy Loan trong tháng 9/2023, tổ chức khởi công dán Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14B (đoạn từ Túy Loan đến Giáp Quảng Nam) trong tháng 11/2023 góp phầnhoàn chỉnh mạng lưới đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, kết nối hầm Hải Vân, Quốc lộ 1 với tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi và Quốc lộ 14B, đảm bảo giao thông thông suốt, đápứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, phát triển dịch vụ logistics khu vực miền Trung, Tây Nguyên nói chung vàthành phố Đà Nẵng nói riêng. Đến nay, tuyến đường bộ cao tốc Bắc Nam, đoạn qua địa phận thành phố Đà Nẵng cóchiều dài tuyến      khoảng50km (Cao tốc ĐàNẵng –Quảng Ngãi: 7,8km, 4 làn xe; Cao tốc La Sơn – Hòa Liên: 29,7km, 2 làn xe; Cao tốc Hòa Liên – Túy Loan: 12,3km, 2 làn xe); các tuyến Quốc lộ qua địa bàn thành phố với tổng chiều dài khoảng 104km (Quốc lộ 1: 32,7km; Quốc lộ 14B:32,126km; Quốc lộ 14G: 25km;               Hầmđường bộ Hải Vân:2,54km; Đường tránh Hải Vân: 9,66km; Đường Tạ Quang Bửu: 1,76km).

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK