HỎI – ĐÁP DÀNH CHO ĐẠI BIỂU DÂN CỬ THÁNG 12 – SỐ 3
Cập nhật : 9:40 - 17/12/2024


Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Căncứ đóng bảo hiểm xã hội?

Trả lời:

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Căncứ đóng bảo hiểm xã hội được quyđịnh như sau:

1. Tiền lương làmcăn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:

a) Người lao độngthuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lươnglàm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng theo chức vụ, chức danh, ngạch,bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượtkhung, phụ cấp thâm niên nghề, hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);

b) Người lao độngthuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết địnhthì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tiền lương tháng,bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổsung khác được thỏa thuận trả thường xuyên, ổn định trong mỗi kỳ trả lương.

Trường hợp ngườilao động ngừng việc vẫn hưởng tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làmcăn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì đóng theo tiền lương được hưởngtrong thời gian ngừng việc;

c) Đối tượng quy địnhtại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 thì tiền lương làm căn cứđóng bảo hiểm xã hội bắt buộc do Chính phủ quy định;

d) Đối tượng quy địnhtại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024được lựa chọn tiền lương làmcăn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng thấp nhất bằng mức tham chiếu và caonhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

Sau ít nhất 12tháng thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểmxã hội đã lựa chọn thì người lao động được lựa chọn lại tiền lương làm căn cứđóng bảo hiểm xã hội;

đ) Tiền lương làmcăn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhấtbằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

2. Thu nhập làmcăn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khuvực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.

3. Chính phủ quy địnhchi tiết điểm b khoản 1 Điều 31 Bảohiểm xã hội 2024; quy định việc truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội bắtbuộc.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Mứcđóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụnglao động?

Trả lời:

Căn cứ Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Mứcđóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người sử dụnglao động được quy định như sau:

1. Người sử dụnglao động hằng tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tính trên tiền lương làm căncứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c,d, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau:

a) 3% vào quỹ ốmđau và thai sản;

b) 14% vào quỹ hưutrí và tử tuất.

2. Người sử dụnglao động hằng tháng đóng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộcvào quỹ hưu trí và tử tuất cho đối tượng quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội2024.

3. Người sử dụnglao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho đối tượng theo quy định tại khoản5 Điều 33 của Luật Bảo hiểm xã hội2024, trừ trường hợp người sử dụng lao động có thỏa thuận với người laođộng về việc có đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tháng đó với căn cứđóng bằng căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng gần nhất.

4. Phương thức, thờihạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất đối với người sử dụng lao động đượcquy định như sau:

a) Ngày cuối cùngcủa tháng tiếp theo đối với phương thức đóng hằng tháng;

b) Ngày cuối cùngcủa tháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng đối với phương thức đóng 03 tháng mộtlần hoặc 06 tháng một lần.

 

Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Mứcđóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểmxã hội tự nguyện?

Trả lời:

Căn cứ Điều 36 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Mứcđóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểmxã hội tự nguyện được quy địnhnhư sau

1. Đối tượng quy địnhtại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập làm căncứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ vào điều kiệnphát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước từng thời kỳ, Chính phủquy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợtiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Người tham giabảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiềunăm về sau với số tiền đóng thấp hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1Điều này;

e) Một lần cho thờigian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng lương hưu với số tiềnđóng cao hơn số tiền đóng theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Thời hạn đóng bảohiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động được quy định như sau:

a) Trong tháng đốivới phương thức đóng hằng tháng;

b) Trong 03 thángđối với phương thức đóng 03 tháng một lần;

c) Trong 04 thángđầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;

d) Trong 07 thángđầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần;

đ) Tại thời điểmđăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợpquy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

e) Tại thời điểmđăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng đối với trường hợpquy định tại điểm e khoản 2 Điều này nhưng sớm nhất là tháng trước liền kềtháng người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

 
  • Ông Nguyễn Văn Tố Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (2/3/1946 - 8/11/1946)
  • Bà Nguyễn Thị Kim Ngân Chủ tịch Quốc hội khóa XIII, XIV (Từ 31/3/2016 đến 30/3/2021)
  • Ông Vương Đình Huệ Chủ tịch Quốc hội khóa XIV (từ ngày 31/3/2021)
  • Ông Bùi Bằng Đoàn Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (9/11/1946 - 13/4/1955)
  • Ông Tôn Đức Thắng Trưởng ban thường trực quốc hội khoá I (20/9/1955 - 15/7/1960)
  • Ông Trường Chinh Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội các khoá II, III, IV, V, VI (15/7/1960 - 04/7/1981)
  • Ông Nguyễn Hữu Thọ Chủ tịch Quốc hội khoá VII (4/7/1981 – 18/6/1987)
  • Ông Lê Quang Đạo Chủ tịch Quốc hội khoá VIII (18/6/1987 – 23/9/1992)
  • Ông Nông Đức Mạnh Chủ tịch Quốc hội khoá IX, X (23/9/1992 – 27/6/2001)
  • Ông Nguyễn Văn An Chủ tịch Quốc hội khoá X, XI (27/6/2001 - 26/6/2006)
  • Ông Nguyễn Phú Trọng Chủ tịch Quốc hội XI, XII (27/6/2006 - 23/7/2011)
  • Ông Nguyễn Sinh Hùng Chủ tịch Quốc hội khoá XIII (Từ 23/7/2011)
QUỐC HỘI KHÓA XV
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV được tiến hành vào ngày 23/5/2021 với tổng số đại biểu Quốc hội là 499 đại biểu.
Cơ cấu như sau:
- 38,88% đại biểu ở các cơ quan Trung ương;
- 60,32% đại biểu ở địa phương;
- 0,80% đại biểu tự ứng cử;
- 17,84% đại biểu là người dân tộc thiểu số;
- 30,26% đại biểu là phụ nữ;
- 2,81% đại biểu là người ngoài Đảng;
- 9,42% đại biểu là người trẻ tuổi;
- 39,28% đại biểu là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử;
- 1,40% đại biểu đã là đại biểu Quốc hội các khóa trước;
- 59,32% đại biểu tham gia Quốc hội lần đầu;
- 78,56% đại biểu có trình độ trên đại học;
- 21,24% đại biểu có trình độ đại học;
- 0,20% đại biểu có trình độ dưới đại học.
WEBLINK