Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội?
Trả lời:
Căn cứ Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Tỷ lệ đóng bảohiểm xã hội được quy định như sau:
1. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốmđau và thai sản;
b) 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹhưu trí và tử tuất.
2. Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bằng 22% thu nhậplàm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Mứcđóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động?
Trả lời:
Căn cứ Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Mứcđóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động được quy định như sau:
1. Mức đóng vàphương thức đóng của đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k và l khoản1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được quy định như sau:
a) Mức đóng hằngtháng bằng 8% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưutrí và tử tuất;
b) Đóng cho cơquan bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng hằng tháng.
Trường hợp đối tượngquy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Luật này hưởng tiền lương theo sản phẩm,theo khoán tại doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộkinh doanh hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêmnghiệp thì đóng theo phương thức đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.
2. Mức đóng, phươngthức và thời hạn đóng của đối tượng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luậtnày được quy định như sau:
a) Mức đóng hằngtháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưutrí và tử tuất;
b) Đóng cho cơquan bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng 03 tháng, 06 tháng, 12 tháng một lầnhoặc đóng trước một lần cho khoảng thời gian của hợp đồng người lao động ViệtNam đi làm việc ở nước ngoài; thời hạn đóng chậm nhất là ngày cuối cùng củatháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng.
Trường hợp ngườilao động được gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng lao động mới ngay tại nước tiếpnhận lao động thì thực hiện đóng bảo hiểm xã hội theo phương thức quy định tạiđiểm này cho thời gian được gia hạn hoặc ký hợp đồng lao động mới hoặc truyđóng sau khi về nước.
3. Mức đóng,phương thức và thời hạn đóng của đối tượng quy định tại điểm h khoản 1 Điều 2 củaLuật này được quy định như sau:
a) Mức đóng hằngtháng bằng 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ hưutrí và tử tuất;
b) Đóng qua cơquan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trước khingười này được cử làm thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam ở nước ngoài theo phương thức đóng hằng tháng, 03 tháng hoặc 06tháng một lần; thời hạn đóng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng tiếp theongay sau chu kỳ đóng.
4. Mức đóng,phương thức và thời hạn đóng của đối tượng quy định điểm m và điểm n khoản 1 Điều2 của Luật này được quy định như sau:
a) Mức đóng hằngtháng bằng 3% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốmđau và thai sản, 22% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹhưu trí và tử tuất;
b) Đóng trực tiếpcho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đóng qua hộ kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tácxã, liên hiệp hợp tác xã tham gia quản lý theo phương thức đóng hằng tháng, 03tháng hoặc 06 tháng một lần; thời hạn đóng chậm nhất là ngày cuối cùng củatháng tiếp theo ngay sau chu kỳ đóng.
5. Đối tượng quy địnhtại các điểm a, b, c, d và i khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này mà không hưởngtiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động không phảiđóng bảo hiểm xã hội tháng đó, trừ trường hợp người sử dụng lao động và ngườilao động có thỏa thuận về việc có đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động thángđó với căn cứ đóng bằng căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tháng gần nhất.
Đối tượng quy địnhtại các điểm đ, e và k khoản 1 Điều 2 của Luật này mà không làm việc từ 14 ngàylàm việc trở lên trong tháng thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
6. Trường hợptrong tháng đầu làm việc hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc mà người lao độngnghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên thì vẫn phải đóng bảohiểm xã hội của tháng đó.
7. Trường hợp thờigian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởnglương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng thì người lao động hoặc thân nhân củangười lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằngtháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động trước khingười lao động nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóngtiếp không được tính là thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguyhiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việcnặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộtrưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc thời gian làm việc ởvùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trường hợp ngườilao động chấm dứt đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian đóng bảo hiểm xã hộicòn thiếu trên 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì có quyền đóng tiếpbảo hiểm xã hội tự nguyện.
8. Bộ trưởng BộLao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 7 Điều này.
Câu hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về Đônđốc thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp?
Trả lời:
Căn cứ Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, Đônđốc thực hiện trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
1. Đối với trườnghợp quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm pháthiện và đôn đốc bằng văn bản.
Khi phát hiện ngườisử dụng lao động chậm đóng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3Điều 38 của Luật Bảo hiểm xã hội2024 hoặc trốn đóng, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm kịp thời đônđốc bằng văn bản.
2. Cơ quan bảo hiểmxã hội công khai trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan bảo hiểm xã hội về việcngười sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểmthất nghiệp.
3. Cơ quan bảo hiểmxã hội gửi thông tin về người sử dụng lao động chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xãhội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xãhội, bảo hiểm thất nghiệp và cơ quan thanh tra có liên quan để xem xét xử lýtheo thẩm quyền.